Như đã đề cập trong bài viết trước, công nghệ Blockchain có tiềm năng vươn tới mọi quốc gia, nền công nghiệp và các cá nhân trên hành tinh trong vòng vài thập kỷ tới. Nhiều dự đoán về tương lai của công nghệ Blockchain chỉ là những nhận định thiếu chứng cứ, nhưng không phải tiên đoán kiểu "sẽ có ô tô bay trong tương lai". Nhiều hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain đã được phát triển trong nhiều ngành công nghiệp.

Bước tiến trong lĩnh vực đầu tư vào các dự án của doanh nghiệp và chính phủ mà công nghệ Blockchain đạt được trong vài năm vừa qua đã làm cho dự báo về một tương lai nơi công nghệ Blockchain gắn kết với đời sống thường nhật của chúng ta trở nên vô cùng thực tế.
Nếu chúng ta quan sát các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain hiện tại, các ngành công nghiệp nơi chúng được ứng dụng và những xu hướng vừa xuất hiện, chúng ta có thể thấy hướng phát triển của hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain.
1. Mã Nguồn Mở Phi Tập Trung Và Mã Nguồn Đóng Tập Trung
Xu hướng hiện nay trong phát triển Blockchain là Blockchain nên được phân tán với mã nguồn khả dụng công khai (mã nguồn mở) hay tập trung với mã nguồn riêng biệt do một tổ chức hoặc nhóm tổ chức (mã nguồn đóng) quản lý.
Những hợp phần ban đầu của công nghệ Blockchain định cho rằng Blockchain nên là mã nguồn mở và phi tập trung. Nhiều công ty và chính phủ thấy rằng các công nghệ Blockchain mã nguồn mở, phân tán rất xuất sắc; tuy nhiên họ lại không muốn đặc tính phân tán và mã nguồn mở của nó.
Điều này tương tự như những ngày sơ khai của máy tính cá nhân khi mà hầu hết các lập trình viên đều cho rằng phần mềm nên là mã nguồn mở và miễn phí cho mọi người. Bill Gates đã gặp phải rất nhiều chỉ trích vì đi ngược lại tư duy trên bằng việc đưa phần mềm vào hoạt động kinh doanh để được cấp phép và buôn bán. Mặc dù các phần mềm mã nguồn mở vẫn rất phổ biến, nhưng đa số các công ty phần mềm hiện nay không chia sẻ công khai mã nguồn của họ.
Ripple là một trong những dự án Blockchain nổi tiếng và hiện nay nằm trong danh sách 10 đồng tiền mã hóa lớn nhất trên thế giới nhờ giá trị vốn hóa thị trường. Ripple là mã nguồn đóng và tập trung, được phân phối trong một nhóm tuyển chọn gồm các tổ chức tài chính đóng vai trò sổ cái phân tán để giải quyết các giao dịch giữa họ.
Ripple vấp phải nhiều chỉ trích từ các cộng đồng mã nguồn mở, những nơi không muốn tương lai của công nghệ Blockchain là những Blockchain đóng, tập trung và thuộc quyền sở hữu của những tổ chức tài chính lớn.
Ethereum là đồng tiền mã hóa lớn thứ hai trên thế giới nhờ giá trị vốn hóa thị trường và một trong những mạng lưới Blockchain lớn nhất. Ethereum là mã nguồn mở và phi tập trung, cung cấp một nền tảng cho các lập trình viên tạo dựng các ứng dụng phi tập trung kèm các token trên Blockchain sử dụng nền tảng Ethereum.

Có vẻ như chưa có dấu hiệu rõ ràng rằng các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain sẽ chọn các Blockchain tập trung/phân tán mã nguồn đóng hay Blockchain phi tập trung mã nguồn mở. Cả hai phương thức đều có sự đầu tư và phát triển to lớn vì mỗi phương thức có lợi ích phù hợp với những yêu cầu, tổ chức và cộng đồng khác nhau.
Công nghệ Blockchain có khả năng sẽ phát triển đồng thời cả hai hướng mạng lưới phi tập trung mã nguồn mở và mạng lưới tập trung mã nguồn đóng. Các chính phủ và các tổ chức lớn sẽ chọn một phương thức còn các lập trình viên cá nhân, những dự án quy mô nhỏ và các công ty khởi nghiệp sẽ chọn phương thức khác.
2. Sổ Cái Phân Tán
Hiệp hội R3 gồm các tổ chức tài chính trọng yếu là một hướng khác mà các công ty đang lựa chọn. Tổ chức này ban đầu phát trển một Blockchain, tuy nhiên đang chuyển dần sang sổ cái phân tán. Mặc dù sổ cái phân tán của Hiệp hội R3 có nhiều lợi thế của Blockchain nhưng đó không phải Blockchain.
Sổ cái phân tán hiện nay đang có mối liên quan mật thiết với Blockchain, và có lập luận rằng sổ cái phân tán được dựa trên nền tảng Blockchain. Tuy nhiên, sổ cái phân tán có thể vận hành mà không cần sử dụng Blockchain.
Đa phần các công ty khởi nghiệp và các hoạt động phát triển được dựa trên nền tảng Blockchain, tuy nhiên sổ cái phân tán không dựa trên nền tảng Blockchain có thể là một xu hướng nổi lên trong tương lai.
3. Ít Loại Tiền Mã Hóa (Coin) Hơn
Vào thời điểm ban đầu của mọi ngành công nghiệp đang phát triển, luôn có rất nhiều công ty xuất hiện; tuy nhiên, khi các ngành công nghiệp và thị trường phát triển hơn, con số này giảm đi cho đến khi chỉ còn một vài doanh nghiệp hoặc thương hiệu lớn mạnh.
Vào đầu những năm 1900 khi xe hơi còn là công nghệ mới, có hàng ngàn hãng sản xuất xe hơi tại Mỹ; hiện nay, chỉ còn lại những công ty sản xuất tầm cỡ.
Mức độ giảm sút này không chỉ trong ngành sản xuất xe hơi mà còn rất phổ biến trong đa số các ngành công nghiệp và có thể cho thấy xu hướng các đồng tiền mã hóa trong tương lai. Hiện nay, có hàng ngàn đồng tiền mã được tạo ra mỗi ngày. Trong tương lai, nhiều khả năng chỉ còn lại một vài đồng tiền mã hóa lớn còn tồn tại và được phần đông chấp nhận như một hình thức thanh toán.
Xu hướng này đang diễn ra vì nhiều dự án Blockchain mới được ra đời có sử dụng các mã thông báo (token) trên các Blockchain hiện thời như Ethereum thay vì tạo ra đồng tiền mã hóa riêng của họ.
4. Nhiều Mã Thông Báo (Token) Hơn
Mặc dù nhiều khả năng con số tiền mã hóa sẽ giảm, nhưng số lượng mã thông báo (từ sau đây sẽ gọi là token) trên nền tảng Blockchain sẽ tăng.
Token tương tự tiền mã hóa, có thể được trao đổi trên Blockchain nhằm phục vụ các mục đích mua sắm. Tuy nhiên, token hoạt động trên một Blockchain có sẵn, và mỗi token đại diện cho giá trị ban hành trên tiền tệ của Blockchain khác.
Ethereum là Blockchain nổi tiếng nhất về mô hình này. Blockchain Ethereum sử dụng đồng tiền nguyên bản có tên "Ether". Mọi người có thể xuất token trên Blockchain Ethereum, các token đại diện cho một giá trị và được sử dụng như một phương tiện trao đổi nhưng tận dụng Blockchain Ethereum và đồng tiền Ether sẵn có.
Token cho phép các lập trình viên và các tổ chức sáng tạo nên những ứng dụng hoạt động trên một Blockchain mà không cần phải thiết lập và duy trì Blockchain hay tiền mã hóa riêng của họ.
5. Blockchain 2.0 - Các Ứng Dụng Phi Tập Trung Và Hợp Đồng Thông Minh
Blockchain 2.0 là thuật ngữ diễn tả chức năng mới của Blockchain đang tồn tại hiện nay so với mã nguồn nguyên thủy.
Nền tảng Ethereum đã hiện thực hóa việc thiết lập và vận hành các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh trên Blockchain. Các hợp đồng thông minh, ứng dụng phi tập trung và nền tảng Ethereum đã được trình bày cụ thể trong bài viết trước.

Các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh xây dựng trên mạng lưới Ethereum hoặc các Blockchain hiện thời khác có sử dụng các tokenthay vì tiền mã hóa là xu thế mới đang phát triển mạnh mẽ và không có dấu hiệu đi xuống.
6. Nhiều Quy Định Và Chấp Thuận Hơn
Vẫn còn nhiều chỉ trích và quan ngại sâu sắc về công nghệ Blockchain. Bitcoin là một ví dụ về tình trạng này, nhiều chính phủ tuyên bố rằng giao dịch quá riêng tư khiến nó dễ bị lợi dụng cho các mục đích phi pháp, rửa tiền và trốn thuế. Mặt khác, nhiều người lại phàn nàn rằng các cơ sở dữ liệu phi tập trung như Bitcoin, tình trạng công khai cho phép xem xét ví tiền mã hóa của bất cứ ai, số dư hiện có và các giao dịch khiến nó trở nên quá rõ ràng và thiếu riêng tư.
Nhiều chỉ trích được đưa ra sở dĩ vì Bitcoin là ứng dụng công nghệ Blockchain khả thi, được nhiều nơi chấp nhận, toàn cầu và nổi tiếng nhất trên thế giới. Blockchain vẫn còn trong những ngày sơ khai, liên quan mật thiết tới Bitcoin và nhiều loại tiền mã hóa và hàng trăm đồng tiền mã hóa mã nguồn mở đang được tạo ra mỗi tháng.
Trước đây, nhiều chính phủ phản đối Bitcoin vì cho rằng nó chỉ được sử dụng cho mục đích phạm pháp và rửa tiền. Quan niệm đó đã bắt đầu thay đổi khi công nghệ Blockchain được hiểu rõ hơn và các tổ chức tài chính ứng dụng công nghệ này vào thị trường tài chính. Các chính phủ hiện nay đang khuyến khích các công ty ngành Công nghệ Tài chính (FinTech) kinh doanh tại quốc gia của họ thông qua việc chấp nhận đồng tiền mã hóa như một hình thức thanh toán mới và đảm bảo rằng loại tiền này được quy định đúng đắn trong lãnh thổ quốc gia.
Nhật Bản gần đây đã hợp pháp hóa đồng Bitcoin là một hình thức thanh toán hợp lệ, Úc gần đây đã bỏ thuế tiền mã hóa đồng thời khuyến khích các công ty sử dụng công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain để giao dịch tại Úc.
Các chính phủ sẽ tiếp tục cố gắng thu hút các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ Tài chính phối hợp với các ngân hàng, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính để tạo việc làm, kích thích thương mại và phát triển nền kinh tế thông qua công nghệ mới dựa trên nền tảng Blockchain.
7. Blockchain Trong Cuộc Sống Thường Nhật
Dù ứng dụng phi tập trung mã nguồn mở được xây dựng trên các Blockchain sẵn có hay các Blockchain liên hợp cá nhân mới được tạo ra, việc sử dụng số lượng Blockchain sẽ tăng lên trong mọi mặt cuộc sống của chúng ta.
Nhiều cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp và chính phủ đang sử dụng bảng tính lỗi thời hay sổ cái thủ công sẽ được thay thế bằng Blockchain. Những ngân hàng lớn đang phát triển Blockchain của riêng họ để xử lý các giao dịch, các khoản trong sổ cái, các trao đổi tiền tệ và hơn thế nữa.
Việc vận dụng công nghệ Blockchain có thể tiếp tục phát triển cho đến khi nó trở nên phổ biến như công nghệ cơ sở dữ liệu hiện đang được nhiều doanh nghiệp và chính phủ sử dụng. Đó cũng là một xu hướng Blockchain thay thế cho những phương án kinh doanh hiện thời trong đời sống.
Một trường hợp cho thấy xu hướng Blockchain thay thế đang tồn tại song song với nhiều phương án hiện thời là lưu trữ đám mây. Storj và Siacoin là các doanh nghiệp đang thiết lập hệ thống lưu trữ đám mây phi tập trung trên Blockchain. Mặc dù chúng không có khả năng sớm thay thế được Google Drive hay Dropbox, nhưng chúng đã tạo nên một phương án thay thế khi lựa chọn khu vực lưu trữ tài liệu trên đám mây.
Những đồn thổi rằng các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain sẽ biến đổi nhiều ngành công nghiệp hiện nay và thay thế nhiều công ty đã không thành hiện thực trong ngắn hạn nhưng có một xu thế rõ ràng là các phương án thay thế dựa trên nền tảng Blockchain sẽ tồn tại song song với những phương án hiện thời trong nhiều ngành công nghiệp.
Công nghệ Blockchain có lẽ không thay thể được những đơn vị trung gian hiện thời như ngân hàng, các công ty như Google hay Uber như một số người đã dự đoán, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên, ngay cả khi các đơn vị trung gian không bị thay thế, bạn cuối cùng sẽ bắt gặp các công nghệ Blockchain từ các sổ cái Blockchain phân tán tại nơi làm việc, các hợp đồng thông minh, các ứng dụng phi tập trung hoặc có thể quyết định lựa chọn một giải pháp dựa trên nền tảng Blockchain thay thế cho các phương án hiện thời trong nhiều lĩnh vực của đời sống.
8. Tựu Chung Lại:
- Mã nguồn mở phi tập trung và mã nguồn đóng tập trung: Chưa có thiên hướng rõ ràng về tương lai phát triển của Blockchain. Blockchain phi tập trung mã nguồn mở sẽ được phát triển song song với Blockchain liên hợp/ tập trung mã nguồn đóng tùy theo những yêu cầu khác nhau.
- Sổ cái phân tán: Sổ cái phân tán không sử dụng Blockchain nhưng có nhiều lợi ích của một Blockchain là một xu thế có thể cạnh tranh với các sổ cái dựa trên nền tảng Blockchain trong tương lai.
- Ít loại tiền mã hóa (coin) hơn và nhiều token hơn: Một xu thế đang diễn ra là nhiều công ty sử dụng token trên nền tảng Ethereum thay vì các Blockchain và tiền mã hóa của riêng họ. Xu thế này có lẽ đang tiếp tục vì chức năng của nền tảng Ethereum cho phép sự phát triển của các ứng dụng phi tập trung và các hợp đồng thông minh.
- Blockchain 2.0: Công nghệ Blockchain hiện nay đã phát triển mạnh các chức năng như ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh vốn không phải là một phần trong mã Blockchain ban đầu. Blockchain 2.0 được coi như tương lai của công nghệ Blockchain trong đó những cải tiến này đã hiện thực hóa nó từ tiềm năng của Blockchain nguyên thủy.
- Nhiều quy định và chấp thuận hơn: Nhiều chính phủ và doanh nghiệp đã hướng tới việc chấp nhận tiền mã hóa như một hình thức thanh toán hợp pháp, đồng thời đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và hạ tầng cơ sở của Blockchain.
- Blockchain trong đời sống thường nhật: Mặc dù công nghệ dựa trên nền tảng Blockchain không phải cuộc cách mạng như dự đoán, nó vẫn có thể trở thành một phần trong cuộc sống hằng ngày thông qua sổ cái phân tán, các phương thức thanh toán hoặc giải pháp phần mềm thay thế cho những phương án hiện thời.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin