Việc phát hành token cho đúng người một cách công bằng, hiệu quả và chính xác nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà sáng lập crypto. Một lý do đơn giản là bởi điều này có thể tác động tới việc ai sẽ là người quản lý giao thức của bạn. Ngoài ra, một token ban đầu được dùng như một chứng khoán tiềm năng cũng có thể trở nên phi tập trung theo thời gian, có khả năng che chắn những người sáng lập khỏi các quy định trong những nền tảng mà tiền lệ vẫn còn hiếm.
Kể từ sự kiện ICO (viết tắt của Initial Coin Offering – Đợt phát hành coin đầu tiên) huy động được hơn $4 tỷ của EOS và các đợt airdrop token bừa bãi vào năm 2017, các phương pháp phân phối token đã dần được cải tiến và hoàn thiện hơn. Otis sẽ phân tích các case study điển hình liên quan đến từng phương pháp phân phối chính và đánh giá từng phương pháp dựa trên các tiêu chí sau: sự công bằng trong phân phối, mức độ hiệu quả trong sử dụng vốn và sự liên kết lợi ích.
1. 50:50 Liquidity Pools
Các nền tảng phổ biến: Uniswap, Sushiswap
Nhận thấy các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đang được đón nhận tích cực trong hai năm qua, các nhà phát triển đã suy nghĩ và quyết định khởi chạy token bằng cách seeding 50:50 Liquidity Pools (LP) ban đầu trên các sàn giao dịch AMM (Automated Market Maker - tạo thị trường tự động) chẳng hạn như Uniswap hoặc Sushiswap.

Nói cách khác, các nhà phát triển dự án có thể tận dụng kho bạc của họ và trả một khoản tiền đô la có giá trị tương đương với sự chênh lệch giữa giá trị token của chính họ và token khác, thường là tài sản gốc của blockchain cơ bản (ví dụ: ETH) hoặc một stablecoin.
Cách tiếp cận này khiến những dự án không còn phải kết thân với những sàn giao dịch tập trung để lấy danh sách, tuy nhiên, đây chưa hẳn là một cách hiệu quả để thực hiện việc khởi chạy token. Đội ngũ phát triển (team) không chỉ cần bỏ số vốn lớn để đảm bảo tính thanh khoản, mà còn cần xác định giá ban đầu của token bằng cách thiết lập token weights.
Quan trọng hơn, việc ra mắt LP không thể tránh khỏi dẫn đến tình trạng ưu tiên người đến trước, sự tăng quá mức về cả giá token và phí gas, đồng thời mang lại lợi ích không cân xứng giữa các nhà kinh doanh chênh lệch giá chuyên nghiệp và các thành viên cộng đồng gia tăng giá trị.
Ví dụ: khi sàn giao dịch DeFi bZX khởi chạy mã thông báo gốc của họ (BZX) bằng cách seeding vào Uniswap, các bot sẽ lao vào cùng một khối mà pool đã được khởi tạo, khiến giá token tăng từ 0.04 đô la lên 0.15 đô la một cách nhanh chóng.
Vào thời điểm phát hành thông tin về Uniswap tới cộng đồng, chỉ 5 phút sau khi phát hành, giá đã là 0.60 đô la, với tổng số 1 triệu đô la đã được giao dịch. Các bot mua sớm đã bán token của họ ngay lập tức, với một bot kiếm được 500k đô la lợi nhuận chênh lệch trong vòng vài phút sau khi ra mắt. Giá token BZX đã giảm trở lại $0.20 trong vòng 24 giờ. UMA đã tung ra token của mình theo cách tương tự và chứng kiến giá token tăng đột biến từ $0.26 lên $2 trong vòng vài phút sau khi ra mắt nhóm.
Về bản chất, việc seeding cho một LP để khởi chạy token không chỉ tốn nhiều vốn mà cơ chế ưu tiên người đến trước của nó cũng làm giảm đi sự liên kết lợi ích cho những người tham gia. Mặc dù một số người có thể lập luận rằng trong một thị trường công bằng, các nhà kinh doanh chênh lệch giá có khả năng được hưởng tất cả lợi nhuận của họ, chúng tôi cũng tin rằng có nhiều cách tốt hơn để hướng tới những người tham gia dài hạn.
2. Balancer Liquidity Bootstrapping Pools
Nền tảng phổ biến: Balancer
Để giảm thiểu một số vấn đề xung quanh việc ra mắt 50:50 LP, nhóm Balancer đã phát triển Liquidity Bootstrapping Pool (LBP).
LBPs vượt trội hơn so với 50:50 LP về hiệu quả sử dụng vốn, do các nhóm giao thức có thể chọn weights không bằng nhau cho cả hai token trong một nhóm (ví dụ: nhóm 80:20 / TOKEN: ETH). Điều này cho phép nhóm dự án đặt giá cao hơn cho token trong khi số vốn họ bỏ ra có thể ít hơn đáng kể so với với mức họ đặt trong Uniswap tiêu chuẩn 50:50.
Trong giai đoạn khởi động, weights trong pools dần dần thay đổi, với token weights giảm xuống, dẫn đến giá giảm dần. Khi giá token giảm sâu hơn, các nhà đầu tư sẽ gây áp lực mua để ngăn chặn việc giảm giá do thay đổi weights này. Những cá voi lớn (whales) và bot không được khuyến khích tiến hành việc giao dịch chạy trước (front-running), vì họ có thể khiến weights giảm và từ đó có được giá tốt hơn. Việc ngăn chặn này cho phép giá dần dần đạt đến trạng thái cân bằng trên thị trường và cải thiện dựa trên sự công bằng và sự liên kết lợi ích của các nhóm Uniswap.
Perpetual Protocol là một trong những giao thức đầu tiên sử dụng LBP để khởi chạy token (PERP) của họ. Nhóm nghiên cứu ban đầu đã “gieo mầm” cho một pool với 7,5 triệu token PERP và 1.333.333 USDC. Weight được đặt ở mức 90% PERP / 10% USDC, ngầm hiểu mức giá ~ 1,6 đô la cho mỗi token. Giai đoạn khởi động kéo dài 3 ngày và quá trình khám phá giá tương đối lành mạnh đã diễn ra, theo như biểu đồ giá bên dưới. Chủ sở hữu token cũng được đa dạng hóa một cách hợp lý, với 1.221 chủ sở hữu khác nhau.
Radicle (RAD) cũng đã điều hành Balancer LBP vào đầu năm nay và huy động được 24,7 triệu USDC chỉ với 3,5 triệu USDC chi cho việc seeding. Trong giai đoạn khởi động, giá token đã tăng đột biến ban đầu do những người mua thiếu kiên nhẫn, nhưng việc khám phá giá diễn ra tương đối lành mạnh sau đó:
3. Đấu giá hàng loạt không giới hạn (Uncapped Batch Auction)
Mặc dù đã có những cải tiến rõ ràng, nhưng LBP vẫn tồn tại những điểm không hiệu quả trong việc phát hiện giá khi các nhà đầu cơ lao vào mua token một cách dồn dập. Ngoài ra, hình thức này cũng có thể phải đối mặt với các vấn đề về gas war và giao dịch chạy trước nếu giá ban đầu được đặt quá thấp.
Các cuộc đấu giá hàng loạt cải thiện dựa trên hiệu quả sử dụng vốn của LBP (đội ngũ phát triển không cần nuôi dưỡng thanh khoản) và cũng tối ưu hóa để phân phối công bằng (các bot không thể thực hiện giao dịch chạy trước). Các đội chọn tham gia đấu giá hàng loạt chỉ cần thiết lập một số lượng token nhất định sẽ được bán và một pool sẽ chấp nhận tiền gửi. Sau đó, người mua có thể thêm ETH hoặc stablecoin vào nhóm tiền gửi. Vào cuối thời gian gửi tiền, tất cả những người gửi tiền sẽ nhận được token tỷ lệ thuận với phần của họ trong pool tiền gửi. Do đó, giá bán cuối cùng sẽ bằng tổng số tiền huy động được chia cho số lượng token được bán.
Phương pháp này cho phép các đội ngũ phát triển thổi phồng việc vốn hóa và huy động số tiền lớn, vì nó không đặt giới hạn trên giá token. Do việc phân phối diễn ra sau thời gian đặt cọc, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể tham gia đấu giá một cách bình đẳng và không phải lo lắng về việc họ sẽ bị điều hành bởi bot và các nhà kinh doanh chênh lệch giá.
Tuy nhiên, vì các cuộc đấu giá hàng loạt không có giới nên người mua có rất ít thông tin về việc định giá khi cam kết mua. Đội ngũ phát triển cũng có thể gặp phải vấn đề khi họ huy động quá nhiều vốn với mức định giá quá cao, và do đó không có chỗ cho token của họ tăng giá trị, mất đi một công cụ mạnh mẽ trong việc tạo ra thiện chí cộng đồng trong dài hạn.
Đội ngũ phát triển có thể khắc phục một số vấn đề này bằng cách sửa đổi các phiên đấu giá hàng loạt của họ (ví dụ: cho phép khoảng thời gian rút tiền mà người mua có thể rút lui sau khi nhận được thông tin về mức định giá mà họ đang cam kết). Tuy nhiên, như với tất cả các phương pháp phân phối phức tạp, những người trong cuộc sành sỏi luôn có thể tìm cách để lấy giá trị từ những người bên ngoài.
Chúng tôi sẽ phân tích một ví dụ gần đây về Mango Markets để các bạn hiểu rõ hơn. Mango Markets đã chạy một phiên đấu giá hàng loạt không giới hạn để bán token MANGO, chiếm 5% nguồn cung cấp token. Thời gian đấu giá được chia thành hai giai đoạn: Không hạn chế và Chỉ rút tiền. Trong giai đoạn không hạn chế đầu tiên, người gửi tiền có thể thêm hoặc rút USDC tùy ý từ pool, tùy thuộc vào việc họ cảm thấy giá có hợp lý hay không. Trong giai đoạn thứ hai, người gửi tiền chỉ có thể rút tiền gửi USDC của họ, nếu họ cảm thấy giá không còn công bằng.
Thiết kế đấu giá này dẫn đến các chiến lược lý thuyết trò chơi thú vị: một số cá voi lớn đã gửi số tiền lớn trong giai đoạn đầu tiên, với tổng số tiền đặt cọc lên đến 500 triệu đô la trong giai đoạn này. Điều này dẫn đến giá token được nhận thức cao, có khả năng khiến các nhà đầu tư bán lẻ rút tiền gửi của họ. Tuy nhiên, một vài phút trước khi kết thúc giai đoạn rút tiền, những cá voi lớn đã loại bỏ một phần đáng kể tiền gửi của họ, với tổng số tiền gửi giảm xuống còn 70,4 triệu đô la, cho phép những cá voi này nhận được token với giá rẻ hơn đáng kể.
4. Đấu giá Hà Lan (Dutch Auction)
Các nền tảng phổ biến: Miso on Sushi
Cũng như đấu giá hàng loạt, đấu giá Hà Lan cho phép sự liên kết lợi ích mạnh mẽ hơn và công bằng hơn vì bot và các nhà kinh doanh chênh lệch giá khó có lợi thế hơn. Các cuộc đấu giá của Hà Lan cải thiện được sự bất cân xứng về thông tin của các cuộc đấu giá hàng loạt, trong khi vẫn duy trì hiệu quả vốn như nhau trên nhóm 50:50 và LBPs (dự án không cần phải tạo nhóm nào cả).
Mặc dù nó cũng đạt được mức độ công bằng nhất định (mọi người đều nhận được cùng một mức giá), vẫn có những hạn chế tiềm ẩn với sự phân phối toàn bộ này nếu các điều kiện ban đầu được thiết lập không tốt, chúng tôi sẽ phân tích ở đoạn sau.
Đầu tiên, một điểm mới về đấu giá ở Hà Lan: trong một phiên đấu giá token Hà Lan, giá của token được nhóm dự án đặt ở giá trị ban đầu cao và được hạ xuống trong suốt quá trình đấu giá. Tại bất kỳ thời điểm nào, người mua có thể cam kết tài trợ nếu họ cảm thấy thoải mái với giá cả. Phiên đấu giá kết thúc sau khi tổng số cam kết chia cho giá hiện tại bằng số lượng token được bán và giá mà tất cả các nhà đầu tư phải trả bằng giá mà cam kết cuối cùng đưa ra, tức là giá thanh toán bù trừ. Đấu giá Hà Lan cũng được sử dụng rộng rãi trong các thị trường tài chính truyền thống; đáng chú ý nhất, kho bạc Hoa Kỳ sử dụng đấu giá Hà Lan để tiến hành bán trái phiếu kho bạc sơ cấp.
Một cuộc đấu giá ở Hà Lan cho phép người mua bày tỏ quan điểm của họ về việc họ nghĩ rằng một tài sản có giá trị bao nhiêu và vì giá thanh toán được xác định bởi cam kết cuối cùng, người mua thường phải trả ít hơn mức họ muốn. Rủi ro chính đối với người mua là đặt giá thầu của họ quá thấp để các token được phân bổ cho cuộc đấu giá hết trước khi giá giảm xuống giá thầu của họ.
Algorand (ALGO) đã sử dụng một cuộc đấu giá ở Hà Lan thành công để bán 25 triệu token ALGO cho các nhà đầu tư công khai vào tháng 6 năm 2019, cùng với sự ra mắt của mạng chính của họ. Giá ban đầu được đặt là 10 đô la và cuộc đấu giá diễn ra trong 3 tiếng rưỡi trước khi kết thúc với giá thanh toán bù trừ là 2.40 đô la. 690 địa chỉ khác nhau đã tham gia đấu giá, quyên góp được 60 triệu đô la cho quỹ Algorand. Ngoài ra, Algorand cũng cung cấp cơ chế quyền chọn bán cho người mua, theo đó người mua được cấp quyền bán token của họ trở lại nền tảng Algorand với mức chiết khấu 10% một năm sau cuộc đấu giá.
Cuộc đấu giá Hà Lan của Algorand đã thành công vì giá ban đầu được đặt đủ cao (10 đô la cho 100 tỷ đô la FDV); tuy nhiên, nếu nhóm nghiên cứu không đặt ra mức giá ban đầu đủ cao, họ có nguy cơ đẩy việc phát hiện giá sang thị trường gas và tạo lại các vấn đề tương tự như việc ưu tiên người đến trước đã được thảo luận trước đó.
Để có một ví dụ thực tế, chúng ta có thể xem xét cuộc đấu giá Hà Lan của Yield Guild Games (YGG) trên MISO. Phiên đấu giá có giá khởi điểm là 0.50 đô la và được cho là sẽ giảm xuống còn 0.20 đô la trong khoảng thời gian 24 giờ. Tuy nhiên, không giống như Algorand, cuộc đấu giá đã kết thúc trong hai block và chỉ có 32 người tham gia có thể tham gia với mức giá 0.5 đô la. Một người tham gia đã cam kết $258k trong USDC đặt giá gas là 14,000 gwei, trả hơn $ 9,000 phí gas để giao dịch thành công, thành công thực hiện giao dịch chạy trước những người mua không thể trả phí cao hơn.
Mặc dù YGG đã huy động được số tiền mà họ mong đợi, nhưng vụ mua bán này đã bị cộng đồng chỉ trích vì nó biến thành một cuộc chiến về giá gas giữa các nhà thầu giàu có, vốn không đa dạng hóa được cơ sở chủ sở hữu YGG một cách có ý nghĩa. Thực tế. giá token YGG tăng gấp ba một ngày sau khi bán và một tháng sau, YGG giao dịch ở mức 16 lần giá thanh toán trong phiên đấu giá. Nhiều khả năng YGG đáng ra đã có thể tạo điều kiện cho quá trình phát hiện giá lành mạnh hơn và huy động vốn nhiều hơn bằng cách đặt giá khởi điểm cao hơn.
5. Lời kết
Trong suốt 2 năm qua, chúng tôi đã thấy sự thay đổi đáng kể của các đội ngũ phát triển dự án từ việc bán token trực tiếp thiếu suy nghĩ (ICO), các bảng khởi chạy tập trung (Binance IEO) sang các hình thức phân phối mới nhằm tối ưu hóa cho sự công bằng, độ mở, liên kết lợi ích, và hiệu quả vốn .
Trên đây chưa liệt kê hết tất cả các cách mà các dự án có thể phát hành token ra thị trường và việc thiết kế nền tảng tối ưu để phân phối mã thông báo vẫn còn chưa thực tế và gặp nhiều vướng mắc. Gần đây, ngày càng xuất hiện nhiều các mô hình sáng tạo (ví dụ: crowdpool của Dodo) và chúng tôi tin rằng sẽ còn nhiều hơn nữa những mô hình như vậy trong tương lai!
Ví dụ: với sự gia tăng của các mô hình danh tính onchain và NFT (viết tắt của Non-fungible token - token không thể thay thế), các dự án có thể chọn sử dụng nhiều phương tiện phân phối nhắm tới đúng mục tiêu dựa trên thông tin xác thực hoặc các tương tác trong quá khứ với các giao thức khác.
Lời cuối cùng - không có phương pháp phát hành token nào là hoàn hảo và sự thành công của chúng phụ thuộc nhiều vào cơ chế dễ hiểu và thiết lập các điều kiện ban đầu một cách cẩn thận (ví dụ: giá khởi điểm, quy mô huy động vốn, thời gian huy động vốn). Lựa chọn phương pháp chính xác và thiết lập các thông số phù hợp là một trong những quyết định mang tính hệ quả nhất mà người sáng lập có thể đưa ra.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin