Không có cái gọi là token quản trị vô giá trị, chỉ có token quản trị có giá trị mà chưa được sử dụng.
Thuật ngữ, "token quản trị vô giá trị" thường được sử dụng trong crypto, chủ yếu là tại các giao thức phát hành token trong môi trường pháp luật. Đôi lúc, thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các token không trích phí hoặc phân phối phí cho token holder. Đây là những tranh luận hợp lý và cũng có những phản biện hợp lý về lý do token không được phân phối phí ở giai đoạn tăng trưởng ban đầu. Chúng ta cùng thảo luận cụ thể về giá trị của quản trị, cách thức quản trị - và những token này - phát triển có giá trị trong tương lai.
1. Love The Smell of Proxy Wars in The Morning
Quản trị (Governance) có ý nghĩa trong thị trường tài chính truyền thống. Các cổ đông có thể biểu quyết mức lương thưởng cho người điều hành, ghế trong hội đồng quản trị, và các nghị quyết của công ty. Những sự kiện này có ý nghĩa và có khả năng ảnh hưởng đến công ty hoặc cá nhân quản lý công ty.
Câu chuyện thú vị nhất về vấn đề quản trị trong năm nay đến từ Exxon Mobil. Exxon Mobil – một trong những nhà sản xuất dầu khí lớn nhất trên thế giới với vốn hóa thị trường $270 tỷ – gần đây đã bước vào cuộc chiến ủy nhiệm. Với những người không theo dõi thị trường stonk, hãy để tôi cung cấp một bản tóm tắt nhanh về Exxon Mobil.
Quỹ chủ động, Engine No.1, đã mua 917,400 cổ phiếu (0.02%) của Exxon Mobil giữa tháng 11 năm 2020 nhằm mục đích gấy sức ép buộc Exxon chấp nhận ESG lớn hơn (Enviroment - môi trường, Social -xã hội, Governance - quản trị) tập trung và đầu tư vào năng lượng tái tạo như một phần của chuyển đổi năng lượng toàn cầu. Việc Exxon không sẵn sàng thoái vốn khỏi dầu khí và khí đốt đã dẫn đến hoạt động kém hiệu quả của công ty, đó là lỗi của ban quản lý (hội đồng quản trị).
Là một phần trong việc thuyết phục Exxon thay đổi chiến lược kinh doanh toàn cầu, Engine No.1 đã đệ trình một tuyên bố ủy quyền – một đề xuất yêu cầu việc bỏ phiếu của các cổ đông – yêu cầu cổ đông bỏ phiếu cho các thành viên hội đồng quản trị có lịch sử tạo ra giá trị bền vững trong năng lượng sạch. Bởi vì tập đoàn dầu khí không muốn thay thế các thành viên hội đồng quản trị dầu khí chuyên nghiệp của mình bằng các thành viên ít chuyên hơn, một cuộc chiến ủy nhiệm xảy ra sau đó, nơi mỗi bên phải cạnh tranh phiếu bầu để đảm bảo các ứng cử viên của họ được bầu vào hội đồng quản trị.
Và cuộc chiến ủy nhiệm giữa Engine No.1 và Exxon tiêu tốn rất nhiều chi phí.
"Từ tháng Một, cuộc cạnh tranh của Engine No.1 cho 4 ghế trong hội đồng quản trị của Exxon đã trở thành một trong những cuộc chiến tốn kém nhất từ trước đến nay. Exxon đã chi ít nhất $35M và Engine No.1 đã chi $30M, hồ sơ pháp lý cho thấy, trong một cuộc chiến ngày càng gay cấn để thuyết phục các cổ đông bỏ phiếu vào thứ Tư tại cuộc họp thường niên của công ty." – WSJ Reporter, Christopher M. Matthews
Khi các phiếu bầu quyết định, Engine No.1 đã dành được ba trong tổng số mười hai ghế hội đồng quản trị của Exxon. Quỹ chủ động nhỏ đã có thể giành được những ghế này chủ yếu là do nó có thể thuyết phục các cổ đông lớn hơn như BlackRock, State Street và các quỹ hưu trí bỏ phiếu thay cho nó và bầu ra các ứng cử viên tập trung vào công nghệ sạch. Toàn bộ tình hình đang diễn ra sôi nổi và cung cấp một điểm tương đồng với một khía cạnh quan trọng liên quan đến quản trị trong crypto.
Điểm tương đồng đầu tiên là mặc dù quyền quản trị rõ ràng là có giá trị, nhưng nó có giá trị nhất trong thời chiến hơn là thời bình. Exxon đáng nhẽ phải chi nhiều tiền hơn nếu họ biết khả năng mất ba ghế hội đồng quản trị là rất lớn. Crypto vẫn chưa thấy các đề xuất gây tranh cãi lớn – ngoài Ethereum và Bitcoin – là kết quả từ áp lực của các nhà hoạt động hoặc sự thâu tóm thù địch. Trong crypto, bull market tương đối yên bình vì hầu hết các giao thức đã đầy và phí cao. Có khả năng crypto không trải qua sự kiện như Exxon cho đến khi cuộc cạnh tranh giữa các giao thức trở thành zero-sum.
Thứ hai, việc Engine No.1 nhận được ủy thác của quỹ lớn như State Street và BlackRock là không điển hình. Một bài phân tích năm 2017 chỉ ra rằng ba quỹ chỉ số lớn – State Street, Vanguard, và BlackRock – là những cổ đông lớn độc lập trong 40% của các công ty đại chúng của Hoa Kỳ, và bỏ phiếu cùng bàn quản lý trong 90% thời gian.

Crypto có khả năng sẽ tiếp tục xu hướng này trong đó các nhà tổng hợp crypto – các giao thức tập trung vào quản lý tài sản, lợi nhuận, chỉ số, hoặc các giao thức chưa xuất hiện – sẽ kiểm soát một phần của token giao thức và do đó nắm quyền quản lý.
Thứ ba là quyền lực quản trị trực tiếp theo dòng vốn và gián tiếp chuyển sang các cá nhân chủ chốt. Quỹ chỉ số hấp thụ vốn, nhưng các nhà quản lý quỹ mới là người có quyền biểu quyết. Hiện tại, hầu hết các mạng được điều hành bởi một số ít các bên liên quan (quỹ, cá nhân, người sáng lập), những người kiểm soát quyền biểu quyết đáng kể trong các giao thức tương ứng của họ. Ví dụ, Yearn có thể có quyền quản trị lớn do số lượng tài sản khóa trong vault. Giao thức chỉ số như PowerPool hay Index Cooperative có thể tích lũy AUM đáng kể cho phép họ tham gia vào quản lý và bỏ phiếu cho các đề xuất tương tự như BlackRock hoặc Vanguard.
Đáng chú ý, trong crypto, việc quản trị theo vốn có thể ở mức độ lớn hơn so với thị trường chứng khoán. Lưu ý, điều này giả định tiêu chuẩn 1:1, chính sách token để vote có trong các giao thức.

Hãy tưởng tượng nếu sở hữu cổ phiếu BlackRock (BLK) cho phép các cổ đông bỏ phiếu trong cuộc chiến ủy nhiệm ghế hội đồng quản trị của Exxon Mobil. Vậy, trong crypto, khái niệm siêu quản trị này đã tồn tại và sẽ có thể ngày càng trở nên quan trọng. Vì vậy, thay vì nhà quản lý danh mục đầu tư của BlackRock hay người điều hành bỏ phiếu chống lại Exxon, việc bỏ phiếu tùy thuộc vào người nắm giữ token lớn nhất của Yearn, PowerPool. Cuối cùng, điều này có nghĩa là quyền lực quản trị theo sau vốn ở một mức độ lớn hơn trong crypto vì quyền biểu quyết cuối cùng không nằm ở một số cá nhân ngẫu nhiên (BlackRock hoặc nhà quản lý danh mục đầu tư quỹ hưu trí) nhưng với bất kỳ ai sở hữu nhiều token nhất trong hệ thống. Giao thức ủy quyền việc đưa ra quyết định hoặc ví multisig thường bầu chọn những người đại diện này thông qua biểu quyết của token holder. Vẫn chưa rõ điều này có tạo ra quản trị tốt hơn không.
2. Giá trị tiềm ẩn của quản trị
Khi các giao thức tiền điện tử phát triển về giá trị, quản trị có thể trở thành một cơ chế có ý nghĩa để thay đổi trạng thái của giao thức. Do nguyên tắc này, giá trị của token quản trị vẫn là tiềm ẩn, nhưng luôn tồn tại. Sức mạnh tiềm ẩn của token quản trị có thể hoạt động cho các mục đích:
- như một chức năng hoặc dịch vụ được yêu cầu trong giao thức
- để kiểm soát nội dung của một giao thức
- để thay đổi các tham số hiện có của một mạng nhất định.

2.1 Quản trị như một dịch vụ của Giao thức
Trong các giao thức nặng về quản trị như Nexus Mutual, các chức năng chính như đưa ra quyết định về đánh giá xác nhận quyền sở hữu được kiểm soát bởi những người thực hiện NXM. Do việc thanh toán các yêu cầu bồi thường là một vai trò quan trọng trong cả hai bên, quản trị có tác động trực tiếp đến các thành viên khác trong đó. Các giao thức có chức năng chính của token đưa ra quyết định quan trọng như một chức năng chính của token sẽ tích lũy quyền quản trị lớn hơn một cách tự nhiên.
2.2 Quản trị thông qua kiểm soát vốn
Quản trị thông qua tài sản vô hình
Trong khi việc kiểm soát các tài sản hữu hình như stablecoin, token và các tài sản tài chính khác rất mạnh mẽ, các tài sản vô hình như IP và thuật toán cũng có giá trị to lớn. Các thuật toán chi phối các giao thức truyền thông xã hội crypto hoặc các ứng dụng tiêu dùng khác sẽ minh bạch, nhưng vẫn do cộng đồng quản lý. Khả năng kiểm soát cách một giao thức cấp phép IP hoặc cách một thuật toán đưa ra các đề xuất cho người tiêu dùng sẽ chứng tỏ giá trị hơn khi một giao thức phát triển.
Quản trị thông qua phân phối cổ tức
Holder token quản trị, như cổ đông trong thị trường cổ phiếu truyền thống, có thể nhận được cổ tức từ doanh thu của giao thức. Đôi khi do các quy định về chứng khoán, phí thường không được kích hoạt từ khi khởi chạy giao thức, ngay cả khi các giao thức có cơ chế phân phối dòng tiền hoặc phí rõ ràng. Ban đầu, phí sử dụng quyền quản trị để thực hiện là một trong những thứ được để ý hơn, tuy nhiên, kiểm soát các thông số của giao thức theo thời gian, dịch vụ, và tài sản vô hình sẽ có giá trị hơn.
Quản trị thông qua tài sản hữu hình
Thứ quan trọng hơn phí đó chính là quyền quản trị đối với bảng cân đối kế toán của DAO hoặc kho bạc. Các giao thức crypto đã tích cực thực hiện mô hình bảng cân đối kế toán với tư cách một doanh nghiệp, theo đó họ tích lũy tài sản mà giao thức sau đó có thể sử dụng để đạt được quy mô kinh tế, tạo ra lợi nhuận và doanh thu để mở rộng cung cấp sản phẩm, hoặc sử dụng để phát triển các phương tiện khác (lương, trợ cấp DAO ...). Khi công nghệ crypto phát triển, giá trị của việc quản lý tài nguyên đó cũng tăng lên.
Quản trị thông qua các thông số Giao thức
Token quản trị đại diện cho quyền thay đổi các quy tắc của hệ thống. Trong công nghệ crypto, điều này có nghĩa là thiết lập các thông số giao thức như lạm phát, phân phối token và phần thưởng khai thác thanh khoản. Các thông số giao thức không phải lúc nào cũng được điều chỉnh on-chain và đôi khi yêu cầu sự đồng thuận của thành viên, tuy nhiên, nhiều mạng ngày càng có thể bị thay đổi bởi token holder.
3. Giá trị hiện tại và tương lai của Quản trị
Hiện tại, giá trị của token quản trị là rất thấp. Uniswap đấu tranh để đáp ứng các yêu cầu về số lượng quản trị viên, vì nó yêu cầu ít nhất 4% UNI bỏ phiếu trong bất kỳ quyết định nào. Trong khi đó, phí được chuyển đến các nhà cung cấp thanh khoản (LP) chứ không phải holder token quản trị. Tương tự, các giao thức có mô hình kinh doanh không chắc chắn hoặc nơi trích phí trực tiếp là mơ hồ sẽ duy trì giá trị quản trị không rõ ràng cho đến khi các giao thức trở nên đủ lớn, hoặc cho đến khi xuất hiện định giá quản trị chính xác hơn.
Các đề xuất trong công nghệ crypto ngày nay được quyết định bởi một số ít các bên liên quan lớn như quỹ mạo hiểm, thành viên nhóm ban đầu và các nhà đầu tư cá nhân lớn. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định trong tương lai khi có nhiều bên liên quan hơn có nghĩa là sự liên kết theo hướng có thể không được thống nhất và quản trị có thể dễ gây tranh cãi hơn.
Khi quản trị trở nên phức tạp hơn, các giao thức chắc chắn có thể yêu cầu các chính trị gia giao thức – những cá nhân kiểm soát một lượng vốn tài chính hoặc xã hội nhất định trong một DAO hoặc giao thức – và khả năng của họ để chi phối các quyết định. Tuy nhiên, không phải tất cả các hoạt động quản trị đều diễn ra on-chain – các đề xuất, thiết kế kinh tế và cải tiến phải diễn ra off-chain trước khi được biểu quyết và thực hiện. Điều này đưa ra một kịch bản có thể xảy ra trong đó giá trị của quản trị giao thức vẫn off-chain nhưng vẫn được nhận thưởng on-chain.
Giá trị của quản trị – khả năng ảnh hưởng đến mạng lưới - là rõ ràng ngay cả khi giá trị cụ thể của token vẫn chưa chắc chắn. Khi các giao thức phát triển và tích lũy vốn và người dùng đáng kể, sẽ có nhiều bên khác nhau chiến đấu giành quyền kiểm soát hệ thống của ngày mai.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin