Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hiện đang dẫn đầu trong việc tạo ra Đồng euro kỹ thuật số và Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của họ. Các nghiên cứu và thử nghiệm đang được thực hiện để biến ý tưởng tiến bộ này thành hiện thực. Trên thực tế, Trung Quốc đang đặt mục tiêu đưa Đồng nhân dân tệ kỹ thuật số của mình đi vào hoạt động vào năm 2022, vì chính phủ nhận định rằng trong tương lai đồng tiền kỹ thuật số sẽ thay thế đồng tiền vật chất.
1. Đồng tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương là gì?
Đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) là một giá trị tiền tệ được lưu trữ dưới dạng điện tử. Đó là một khoản nợ của ngân hàng trung ương và có thể được sử dụng để thanh toán. Về cơ bản, đó là một biểu hiện dưới hình thức kỹ thuật số của tiền tệ pháp định được đảm bảo bởi dự trữ tiền tệ như vàng. Như tên cho thấy, CBDC có tính chất tập trung, có nghĩa là chúng được ban hành và quản lý bởi cơ quan quản lý tiền tệ của quốc gia.
Trong khi đó, Tiền điện tử lại là một biểu hiện dưới hình thức kỹ thuật số về giá trị không được phát hành bởi các ngân hàng hoặc tổ chức trung ương và thay vào đó sử dụng bằng chứng mật mã cho quá trình xác minh. Tiền điện tử, như Bitcoin, có thể được sử dụng như một sự thay thế cho tiền tệ pháp định (ví dụ: đô la Mỹ). Thay vì truy cập ngân hàng, Tiền điện tử như Bitcoin có thể được mua trên các sàn giao dịch như Binance, nơi người dùng có thể chọn mua, giữ và giao dịch các khoản đầu tư của họ, tương tự như các thị trường vốn khác.
2. Sự khác biệt chính giữa CBDC và Tiền điện tử là gì?
Trước tiên, sự tương đồng là cả CBDC và Tiền điện tử đều là các dạng Đồng tiền kỹ thuật số. Tuy nhiên, điều khác biệt nhất của cả hai là cách chúng được phát hành. CBDC được phát hành tập trung (tức là bởi ngân hàng trung ương) trong khi Tiền điện tử được tạo bởi người dùng thông qua hệ thống với cơ chế ngang cấp.
Ví dụ, một đồng euro kỹ thuật số chỉ có thể được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương Châu Âu vì nó là một đại diện kỹ thuật số của tiền tệ pháp định. Vì vậy, giá trị của nó sẽ tương tự như giá trị của đồng Euro như chúng ta biết ngày nay, chỉ khác là nó được phân phối kỹ thuật số và có thể được tạo ra trên công nghệ blockchain.
Giá trị của Tiền điện tử được xác định bởi cung và cầu của thị trường và không được hỗ trợ bởi một pháp nhân. Tuy nhiên, một số loại Tiền điện tử nhất định như Libra (bây giờ là Diem) có thể được hỗ trợ bởi các tập đoàn (trong ví dụ này là Facebook). Điều này không phủ định thực tế rằng nó được khai thác bởi người dùng chứ không phải do ngân hàng trung ương in ra.
3. Quyền riêng tư và tự quản lý
Tiền điện tử được biết đến với việc mang lại cho người dùng quyền tự do sở hữu toàn bộ tài sản của họ và cho phép họ giao dịch vượt ra ngoài biên giới mà không cần thông qua cơ quan quản lý của một quốc gia. Điều này có nghĩa là dữ liệu có thể được thể hiện ở bất kỳ số lượng nào mà không bị giới hạn và quy định.
Ý tưởng về quyền tự quản lý và quyền riêng tư dữ liệu này được Tiền điện tử ủng hộ mạnh mẽ, thì lại ít có khả năng được CBDC nhấn mạnh. Nguyên nhân là do các ngân hàng trung ương liên kết với cơ quan thuế để yêu cầu dữ liệu người dùng và thực thi các điều khoản chống rửa tiền trong số các quy định khác.
Mặc dù vậy, CBDC đặt mục tiêu kết hợp sự tiện lợi và bảo mật của Đồng tiền kỹ thuật số với tiền dự trữ được quy định của hệ thống ngân hàng truyền thống.
Cần lưu ý rằng nhu cầu về quyền riêng tư không bao hàm bất kỳ sự tham gia nào vào các hoạt động tội phạm. Các công dân tuân thủ pháp luật cũng tìm kiếm sự riêng tư để giữ họ an toàn trước các mối đe dọa độc hại.
4. Tính bảo mật
Với tiền điện tử, bảo mật được đặt lên hàng đầu trong những thứ cộng đồng đang cố gắng đạt được. Mặc dù đã trải qua một số mối đe dọa mạng đáng chú ý, chẳng hạn như các cuộc tấn công 51% vào các blockchain, tiền điện tử đã mở rộng quy mô một cách ấn tượng trong những năm qua và các cuộc tấn công giúp các blockchain có được những thử nghiệm trong cuộc chiến để ngày một hoàn thiện hơn.
Mặt khác, CBDC rất dễ bị tấn công bởi bề mặt tấn công thậm chí còn lớn hơn, vì chưa khắc phục được các vấn đề như thất bại trong công nghệ vận hành hoặc lỗi bảo mật trao đổi. Các ngân hàng trung ương cũng vẫn đang vật lộn với các biện pháp bảo vệ đối với đồng tiền giấy hiện tại của họ, vốn đã diễn ra trong nhiều thế kỷ. Các quốc gia đối thủ và các tin tặc có động cơ tài chính đã nhiều lần tìm thấy các lỗ hổng trong các ngân hàng trung ương, mang lại hậu quả lớn.
5. Sự khác biệt về mục đích
Khi Bitcoin được tạo ra vào năm 2008[1] như một phản ứng đối với cuộc khủng hoảng tài chính, nó cung cấp một cách để người tiêu dùng thoát khỏi hệ thống ngân hàng truyền thống và phòng chống lại việc mất sức chi tiêu bằng tiền mặt do lạm phát. Nó cho phép người dùng tránh sự kiểm soát thông thường từ các ngân hàng trung ương bằng cách cung cấp một hình thức tiền phân tán và phi tập trung.
Giá trị CBDC phần lớn trái ngược với giá trị được nắm giữ bởi Tiền điện tử. Bất chấp lời hứa về sự tiện lợi và bảo mật, các CBDC vẫn cố gắng duy trì sự độc quyền của hệ thống ngân hàng toàn cầu, thay vì dân chủ hóa các hệ thống tài chính.
6. Sự giống nhau giữa CBDC và Tiền điện tử
Bên cạnh sự khác biệt, thực sự có ít nhất một điểm tương đồng giữa Đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương và Tiền điện tử. Như chúng ta đã biết, Tiền điện tử phát triển mạnh nhờ công nghệ blockchain. Tương tự, CBDC hy vọng sẽ sử dụng công nghệ blockchain để tạo ra một phương thức thanh toán mới dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
7. Chúng có thể kết hợp cùng nhau?
Do sự khác biệt về giá trị, CBDC và Tiền điện tử dường như cạnh tranh hơn là hợp tác. Một bên cung cấp một hình thức trao đổi tiền tệ an toàn nhưng tập trung, trong khi bên kia tìm kiếm một cách tiếp cận dân chủ hơn đối với hệ thống tài chính.
Không phải ngẫu nhiên mà sự quan tâm đến việc tạo ra các CBDC được thúc đẩy bởi sự trưởng thành nhanh chóng của thị trường Tiền điện tử. Các ngân hàng trung ương đã dự đoán các mối đe dọa tiềm ẩn với Bitcoin, điều này dường như đã tăng lên khi Facebook công bố Tiền điện tử của riêng họ, cùng với các ứng dụng chính thống khác trong công nghệ lớn. Tiền điện tử của Facebook có thể có tỷ lệ chấp nhận cao hơn Bitcoin do có 2 tỷ người dùng hiện có.
Tương lai hệ thống tài chính dù là tập trung hay phi tập trung, đều phụ thuộc vào người dùng. Chúng ta coi trọng cái gì? Chúng ta muốn xem gì? Chúng ta đang ở giữa kỷ nguyên tài chính mới và tôi hy vọng rằng thông tin này có thể giúp bạn tiếp cận tài chính tốt hơn để mang lại lợi ích cho chính bản thân bạn.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin