Thử tưởng tượng bạn đang thiết kế nên một hệ thống kinh tế mới từ đầu. Bạn đang quyết định mọi thứ, từ phân bổ tài nguyên đến quyền tài sản, cho đến cách toàn bộ hệ thống này cuối cùng sẽ được quản lý và kiểm soát. Vậy bạn sẽ thiết kế nó như thế nào?
Trên thực tế, không có câu trả lời đúng. Đây là một câu hỏi mà các triết gia, chính trị gia và nhà kinh tế học đã phải vật lộn trong nhiều thế kỷ khi họ thiết kế các thể chế. Trong mọi trường hợp, những kiến trúc sư này cố gắng đáp ứng những lý tưởng chung của xã hội khi làm vậy, chẳng hạn như tự do, cơ hội, công bằng và an ninh.
Cho dù họ có biết hay không, các kiến trúc sư blockchain phải đối mặt với những câu hỏi tương tự khi họ thiết kế. Giống như các công ty, thị trường và chính phủ, blockchain cũng là một công nghệ thể chế. Chúng không chỉ điều chỉnh nguồn cung và phân phối các tài sản kỹ thuật số khan hiếm mà còn cung cấp một hệ thống quản trị cho nhiều hoạt động xã hội, chính trị và kinh tế. Cuối cùng, các blockchain có thể phát triển để trở thành nền tảng của nền kinh tế toàn cầu, và mở ra một hệ thống kinh tế mới. Nhưng trước khi thực hiện tham vọng này, trước tiên họ phải trả lời các câu hỏi cơ bản nhất về quyền lực và sự phân phối của cải.
Với tư tưởng này, các kiến trúc sư blockchain đã làm như nào để tiến xa?

1. Sự xói mòn các giá trị?
Triết lý ban đầu làm nền tảng cho việc bán token tập trung quanh ý tưởng cộng đồng tài trợ cho các dự án và nguồn mở, đổi lại nhận được quyền sở hữu. Nhiều nền tảng smart contract trước đây đã ghi nhớ triết lý này, phân bổ phần lớn nguồn cung token của họ cho cộng đồng theo cách này. Ví dụ, các dự án như Ethereum, Cosmos, Tezos và EOS đã phân bổ hơn 70% nguồn cung token cho cộng đồng của họ.
Tuy nhiên, điều gì đó dường như đã thay đổi trong những sau đó và các dự án nghiêng về hướng mới hơn đã có sự phân phối nguồn cung ít phong phú hơn. Cho dù đó là sự hiện diện ngày càng tăng của các nhà đầu tư mạo hiểm, những người coi blockchain như các công ty và tìm kiếm phân bổ quyền sở hữu lớn hơn, tăng cường quy định hay sự xói mòn các lý tưởng bình đẳng ban đầu, nhiều người mới tham gia vào lĩnh vực hợp đồng thông minh như Binance, Solana, Flow, và Avalanche có phân bổ nội bộ cao hơn đáng kể. Trong những trường hợp này, những người trong cuộc sở hữu hơn 40% nguồn cung token của mỗi dự án – thậm chí còn nhiều hơn khi bạn cũng xem xét việc phân bổ dành cho nền tảng.
2. Quyền lực và Tài sản trong Cryptoeconomy
Trong một thế giới lý tưởng, các kiến trúc sư blockchain không cần quyết định phân bổ token ban đầu. Thay vào đó, họ có thể chỉ bắt đầu cung cấp ở mức 0 và liên tục phát hành các token mới một cách công bằng cho những người đóng góp nguồn lực cho nó. Đó là cách Bitcoin khởi đầu, với mỗi đồng coin được phát hành đều phân phối cho những thợ đào vì vai trò giá trị của họ trong việc bảo vệ Bitcoin blockchain.
Tuy nhiên, những đợt ra mắt công bằng như vậy có thể không còn thực hiện được nữa do mức độ chú ý và kỳ vọng lợi nhuận mà mọi người dành cho các dự án mới không còn cao. Một đợt ra mắt tương tự như Bitcoin ngày nay sẽ thu hút hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đô vốn tìm cách tham gia sớm vào một dự án mới. Điều này loại bỏ khả năng của những người đóng góp sớm để tích lũy coin và có động lực để tiếp tục đóng góp cho dự án.
Do đó, nhiều dự án đã chọn khai thác trước một số nguồn cung token của họ tại genesis (khối nguyên thủy), để dành một phần nguồn cung cho những người đóng góp cốt lõi, cũng như những người ủng hộ ban đầu của dự án. Đó là cách Ethereum bắt đầu khi khai thác trước nguồn cung của mình và mở bán công khai cho những người ủng hộ sớm để tài trợ cho dự án.
Mô hình khởi chạy này có những hậu quả quan trọng khi xem xét các thuật toán đồng thuận. Những dự án sử dụng PoW phân phối các đồng coin mới rộng rãi hơn các dự án sử dụng PoS. Thợ đào trong PoW cần cả khoản đầu tư ban đầu như máy móc và liên tục như tiền điện vào hoạt động khai thác của họ để duy trì tính cạnh tranh. Sự cạnh tranh làm giảm tỷ suất lợi nhuận theo thời gian và khiến nhiều thợ đào bán ra để duy trì lợi nhuận. Kết quả là hầu hết các đồng coin mới được khai thác sẽ được phân phối ra thị trường, thay vì tích lũy vào bảng cân đối của các thợ đào.

PoS hoạt động khác. Trong các hệ thống PoS cần có rất ít khoản đầu tư liên tục để nắm bắt được đợt phát hành mới. Sau khi một nhà khai thác đã mua được coin của họ và đặt nó vào hệ thống PoS, họ có quyền tương ứng với tất cả các đợt phát hành của mạng lưới trong tương lai. Điều này khóa quyền sở hữu mạng theo tỷ lệ phần trăm của họ thành vĩnh viễn và loại bỏ các tác động phân phối của quy trình phát hành mới được thấy trong PoW.

Hiện tượng này rất quan trọng đối với cách quyền lực và tài sản tích lũy theo thời gian trong cryptoeconomy. Khi bạn xem xét rằng hầu hết các token trong hệ thống PoS không chỉ có yêu cầu phát hành mới mà còn cả phí gas và quyền biểu quyết. Các dự án bắt đầu dưới dạng PoS cho phép những token được phân bổ ban đầu có khả năng khóa vĩnh viễn cổ phần sở hữu của họ trong mạng, với những hậu quả quan trọng đối với việc phân phối quyền lực và của cải thành vĩnh viễn.
3. Kiểm soát trong một thế giới phi tập trung
"Chúng tôi đang làm việc để xây dựng công nghệ mở, không cần xin phép. Hầu hết quá trình đều mở, nhưng phần vẫn kín đáo nhất vẫn được che giấu. Dưới bức màn che mờ này, các chuẩn mực và cấu trúc tương tự đã làm mất cân bằng giữa sự phân bổ của cải và quyền lực trong quá khứ đang diễn ra. Nếu chúng ta không công khai giải quyết những gì đang diễn ra khi khởi đầu các công nghệ cryptonetwork, thì sẽ lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Nguồn vốn tích lũy ở đâu thì sức mạnh cũng vậy." – Chris Burniske
Theo nhiều cách, blockchain giống chính phủ hơn là một công ty. Giống các chính phủ, blockchain quản lý quyền tài sản, thực thi hợp đồng, hay có các khế ước xã hội và hệ thống quản lý. Lời hứa đáng tin cậy là chúng ta có thể sử dụng các blockchain này trong tương lai làm cơ sở hạ tầng công cộng cho nền kinh tế toàn cầu.
Tầm nhìn này bị ảnh hưởng khi tài sản và quyền lực tập trung vào tay số ít người trong cuộc. Token holder trong hệ thống PoS có quyền kiểm soát blockchain, ví dụ như phiếu bầu nào được thông qua, nâng cấp nào được thông qua, giao dịch nào được tính đến, chi phí giao dịch cuối cùng là bao nhiêu. Nó tương đương với việc những người giàu nhất Hoa Kỳ có quyền kiểm soát trực tiếp và chính thức đối với Chính Phủ và FED chỉ vì họ nắm giữ nhiều USD nhất.
Khi một nhóm người tập trung cuối cùng kiểm soát một blockchain, chúng ta sẽ mất tất cả lợi nhuận cho họ. Blockchain mà có thể bị shutdown, thao túng, bị xâm nhập và bị hạn chế, đều là vô dụng. Mọi người trên toàn cầu đều đã mất niềm tin vào nhiều tổ chức chi phối cuộc sống chúng ta ngày nay. Tại sao họ muốn áp dụng một hệ thống mới thậm chí không công bằng hơn?

4. Không chỉ là hệ tư tưởng
Mong muốn về quyền lực và sự giàu có được phân phối nhiều hơn trong blockchain không chỉ là một lời kêu gọi ý thức hệ, mà nó là sự thực tế. Các blockchain trung lập đáng tin cậy (không ủng hộ bất kỳ bên nào hơn) có nhiều khả năng mở rộng quy mô toàn cầu hơn, do đó, thu hút một lượng vốn lớn hơn và các giao dịch có giá trị cao. Càng tập trung nhiều quyền lực và sự giàu có trong một blockchain, thì người dùng càng cần tin tưởng rằng những người nắm quyền sẽ hành xử có lợi cho họ và cuối cùng thì họ càng ít sử dụng nó. Các dự án tập trung quyền lực và tài sản ngay từ khi thành lập và cung cấp cho chủ sở hữu token khả năng khóa quyền sở hữu thông qua staking, có thể khó thoát khỏi số phận chung.
Chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi.
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin