Quy luật Bitcoin: Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được họ đối xử chỉ bởi thỏa thuận tương hỗ

1. Toàn bộ quy tắc đạo đức trong một câu duy nhất: Quy tắc vàng

Thật ngạc nhiên khi một thứ quy tắc phức tạp như quy tắc đạo đức có thể tóm gọn trong một câu. Quy tắc đạo đức là, sau tất cả, là tập hợp các quy tắc nhằm chi phối mọi hành động của bạn. Những hành động này bao gồm những điều mà bạn thực hiện đối với chính mình và người khác.

Nhiều người không thực sự nhận ra rằng họ cần quy tắc đạo đức khi hành động một mình. Nhưng một người nhận ra. Đó là bởi vì người ta có bổn phận phải cư xử theo những hành động có nguyên tắc để người ta không làm hại hoặc thậm chí kết liễu cuộc sống của chính họ. Chẳng hạn, bạn không nên ăn đồ ăn vặt, ví dụ, không phải vì cách nó tác động lên người khác (vì nó không như thế), mà bởi vì cách nó tác động lên bạn!

Tuy nhiên, dành một sự tôn trọng tới những mối quan hệ với người khác mà những điều này đang nhắm tới. Và điều đáng chú ý là một câu duy nhất, được gọi là quy tắc vàng, đã đóng vai trò như một bản tóm tắt hợp lý của một quy tắc đạo đức đàng hoàng trong một thời gian rất dài - như vàng được coi là một loại tiền hợp lý trong một thời gian rất dài.

Quy tắc vàng, như mọi người đều biết, nêu rõ:

Đối xử với người khác như cách bạn muốn họ đối xử với bạn.

Đây là một dạng khẳng định.

Nó cũng tồn tại một dạng phủ định:

Đừng làm điều gì với người khác nếu bạn không muốn họ làm điều đó với bạn.

Đó là một quy tắc khôn ngoan. Trong nhiều tình huống, đó là một quy tắc hợp lý để sống theo. Tuy nhiên, nó có một lỗ hổng. Lỗ hổng đó là bạn là duy nhất, và tất cả những người khác cũng vậy. Những gì bạn muốn làm cho bạn, có thể không phải là những điều người khác muốn làm cho họ. Hay là, vì lợi ích của riêng bạn, có thể điều mà người khác muốn làm cho họ, lại là điều bạn hoàn toàn không muốn làm cho mình.

Lưu ý rằng quy tắc vàng đang làm chúng ta thất bại ngày nay. Ví dụ rõ nhất là: Những người muốn vaccine covid - là những người muốn cơ thể họ được tiêm - đang tuân thủ quy tắc vàng hoàn hảo khi họ yêu cầu những người khác cũng tiêm như họ. Họ đang cố gắng làm những với người khác những gì người ta làm cho họ. Không vi phạm quy tắc đạo đức này khi yêu cầu người khác tiêm phòng nếu bạn muốn được tiêm chủng. Điều tương tự diễn ra với việc bị đánh thuế, được chính phủ giáo dục, chính phủ chăm sóc sức khỏe, hay bất kỳ điều gì khác mà mọi người yêu cầu người khác làm như cách họ muốn làm cho chính họ.

2. Quy tắc Bạch Kim

Sự thiếu sót này của quy tắc vàng không phải là một khám phá mới. Đã có cách diễn đạt lại của nó trong nhiều năm, được gọi là Quy tắc Bạch Kim.

Nó tuyên bố:

Làm những điều người khác muốn bạn làm cho họ.

Đó là một công thức sâu sắc hơn quy tắc vàng. Nó yêu cầu người thực hiện cố hiểu những mong muốn của người khác, và sau đó tìm cách thực hiện chúng thay vì chỉ đơn giản là đưa ra những mong muốn mình cho người khác.

Ví dụ, tôi muốn ai đó chuẩn bị cho tôi một bữa với những món tôi ưa thích, nhưng trên thực tế, nó có thể gây dị ứng, nguy hiểm tới người mà tôi muốn chuẩn bị một bữa ăn cho. Tôi không thể phục vụ họ bữa ăn mà tôi muốn họ làm cho tôi. Đó là một ví dụ về tính ưu việt của nó so với quy tắc vàng.

Quy tắc đạo đức thực sự đơn giản để trình bày và phân tích, đến mức mà chúng không đòi hỏi nhiều phân tích triết học để đánh giá chúng. Nhưng nó yêu cầu một chút.

Tại sao quy tắc bạch kim không phải là một sự thay thế hoàn hảo của quy tắc vàng?

Ồ, nó cũng có yếu điểm. Nó không trả lời câu hỏi tại sao hay khi nào hay trong hoàn cảnh nào bạn nên làm với người khác như họ muốn đối với họ. Nếu bạn không tuân theo quy tắc này, bạn sẽ trở nên kiệt sức, đói, mệt mỏi và bị lợi dụng bởi những người khác mà bản thân họ không tuân theo quy tắc! Quy tắc này mang lại lợi ích bất đối xứng có lợi cho những người không tuân theo nó, với cái giá phải trả của những người thực hiện.

Ví dụ, nếu tôi tuân theo quy tắc này bằng cách làm cho người khác những việc họ bảo tôi rằng họ muốn tôi làm cho họ, nhưng chính người không tuân theo quy tắc đó - một người không làm gì cho tôi để đổi lại - tôi là nô lệ của họ!

3. Quy tắc không được đặt tên

Ngoài ra còn một cách diễn đạt công khai xấu xa đối với những quy tắc này. Nó không có tên vì những kẻ bất lương hiếm khi công nhận mình là xấu xa. Nhưng quy tắc này tồn tại và nó được tuyên bố một cách tinh quái như vậy là sự đồi bại là quy tắc đạo đức có ý định làm việc tốt:

Làm cho người khác trước khi họ làm cho bạn

Lần đầu tiên tôi nghe ai đó nói điều này khiến tôi bị sốc. Đó là khoảng năm đầu trường kinh doanh và một sinh viên trẻ quay sang bảo tôi thứ gì đó đại loại như "Tôi biết kinh doanh là gì - bòn rút người khác trước khi anh ta làm thế với bạn" (Cái này, theo nghĩa nào đó, không phải là tất cả về kinh doanh, nhưng sự thực có những người tin vào điều đó, trong kinh doanh, chính trị và trong các lĩnh vực khác, đơn giản là không thể bị phủ nhận.)

Quy tắc không được đặt tên này quy tắc đạo đức của những kẻ lừa đảo, gian lận, những tên trộm, tấn công và những kẻ giết người. Những người mà tin vào quy tắc này coi những người khác vừa là mối đe dọa và vừa là nạn nhân. Họ thấy mối quan hệ giữa mọi người với nhau được lập đầy bởi sự ngờ vực.

Tệ hơn hết, càng nhiều người thực hành quy tắc đạo đức này, thì việc thực hành nó càng trở nên có nghĩa. Ví dụ nếu xung quanh bạn là những người định bòn rút bạn, bạn có thể không thấy lối thoát nào khác ngoài việc bòn rút lại họ.

4. Thành phần đạo đức còn thiếu - Có đi có lại

Tất cả những quy tắc đạo đức này đều có thành phần thiếu. Cái thành phần này, trong một từ, là có đi có lại. Có đi có lại được định nghĩa là:

Thực hành trao đổi mọi thứ với người khác để cùng có lợi

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà cả quy tắc vàng và bạch kim đều không đề cập đến việc có đi có lại. Điều này có thể là do cả hai đều được hiểu từ người thực thi các quy tắc này bởi một người giấu thực hiện quy tắc không được đặt tên. Nếu bạn đang sở hữu vàng hay bạch kim, một người thực hành quy tắc không được gọi tên có thể lấy nó từ bạn bằng vũ lực, ngay cả khi phải giết bạn trước. Cả hai quy tắc đều ngầm thừa nhận rằng mong muốn được người khác đối xử tốt. Nhưng chúng chỉ yêu cầu người thực hiện đối xử tốt với người khác. Và cả hai đều im lặng về việc người khác có thể bỏ qua những quy tắc này.

5. Đi vào quy tắc Bitcoin

Được hình thành theo truyền thống "làm cho người khác", quy tắc Bitcoin chỉ rõ điều này:

Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được họ đối xử chỉ bởi thỏa thuận tương hỗ

Quy tắc Bitcoin không có chỗ cho vũ lực, gian lận hoặc kỳ vọng không có đi có lại, nơi người ta hi vọng rằng một người khác sẽ đáp lại lòng tốt bằng lòng tốt hơn nữa thay vì sự tàn nhẫn.

Tại sao lại gọi là quy tắc Bitcoin?

Bitcoin là công cụ duy nhất khiến cho một quy tắc đạo đức như vậy có thể thực thi được. Những Bitcoiners đọc điều này sẽ biết rằng ai đó muốn làm hại họ để cố gắng lấy bitcoin của họ phần lớn đều là đang lãng phí thời gian. Việc giết bitcoiner không giải phóng bitcoin của họ cho kẻ giết người. Cũng như không ra lệnh cho họ từ bỏ bitcoin của họ - họ có quyền tự chủ. Chỉ có sự đồng thuận với một bitcoiner cho trao đổi mà cả hai cùng chấp thuận.

Trước khi Bitcoin được phát minh, và trước khi Chủ nghĩa Tư bản trở nên mục nát như vậy trên thực tế, quy tắc này có thể được gọi là Quy tắc Tư bản Chủ nghĩa. Nhưng chúng ta đã đi quá xa cho điều đó bây giờ. Ý nghĩa của chủ nghĩa tư bản bị che khuất và bị bóp méo đến nỗi chúng ta đã đánh mất từ ngữ này. Hơn nữa, khi đối mặt với sự tồn tại của Bitcoin, điều này bảo vệ hoàn hảo khả năng của một người trong việc thực hành quy tắc này, bây giờ thích hợp hơn để gọi quy tắc này là quy tắc Bitcoin ngay cả khi chúng ta có chủ nghĩa tư bản thuần túy, tự nguyện.

Quy tắc này là một quy tắc hoàn hảo và ổn định để sống theo. Sống theo quy tắc này không khiến bạn bị lợi dụng bởi những người sống theo quy tắc không tên. Tất nhiên bạn phải cẩn thận, vì có rất nhiều người thực hành quy tắc đó trong một số khía cạnh cuộc sống của họ - và họ theo đuổi bitcoin của bạn - nhưng họ không thể lấy bitcoin của bạn bằng cách làm bất cứ việc gì cho bạn mà không khiến bạn tự nguyện từ bỏ bitcoin cho họ.

Nếu tôi phải giải thích thêm về Quy tắc Bitcoin, nó sẽ thất bại trong bài kiểm tra trở thành một quy tắc đạo đức hữu ích trong một câu. Vì vậy, tôi chỉ để bạn ngẫm lại nó một lần cuối cùng. Hãy làm sắc nét sao cho phù hợp nhất với bạn. Tôi sẽ gặp bạn ngoài kia trong thế giới thực, nơi mà chúng ta sẽ tương tác theo quy tắc đó, bằng tình yêu thương và lòng tốt đối với nhau, hoặc hoàn toàn không:

Đối xử với người khác theo cách bạn muốn được họ đối xử chỉ bởi thỏa thuận tương hỗ

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.