Nguồn tài nguyên khan hiếm quan trọng nhất là tính chính danh

Cả 2 hệ sinh thái Bitcoin Ethereum đã có một bước tiến xa trên về bảo mật trên mạng lưới - mục tiêu của proof of work mining đã đạt được những thành tựu to lớn.

Blockchain Bitcoin đã trả trung bình $38M /ngày trong phần thưởng khối cho các thợ đào tính từ đầu năm, cộng thêm khoảng $5M /ngày cho phí giao dịch. Blockchain Etherum xếp thứ 2, với $19.5M /ngày trong phần thưởng khối và $18M /ngày phí giao dịch. Trong khi đó, ngân sách nguồn cung hàng năm của Ethereum, trả cho việc nghiên cứu, phát triển giao thức, trợ cấp và tất cả các loại chi phí khác, chỉ là $30M một năm.

Hệ sinh thái Bitcoin chi tiêu trên việc nghiên cứu và phát triển thậm chí còn có thể thấp hơn. Việc nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái Bitcoin phần lớn được tài trợ bởi các công ty (với tổng số tiền huy động được là $279M cho đến nay theo Crunchbase), và báo cáo này gợi ý khoảng 57 nhân viên, giả sử mức lương khá cao và nhiều nhà phát triển được trả lương không được tính, thì con số đó sẽ đạt được khoảng $20M một năm.

Rõ ràng, mô hình chi tiêu này là một sự phân bổ sai nguồn lực lớn. 20% hashpower cuối cùng của mạng lưới cung cấp, có giá trị thấp hơn đối với hệ sinh thái so với cùng những tài nguyên nếu chúng được dành cho việc nghiên cứu và phát triển giá trị cốt lõi. Vậy tại sao không cắt bỏ 20% ngân sách PoW và chuyển sang những quỹ khác để thay thế?

Câu trả lời tiêu chuẩn cho câu đố này, liên quan đến các khái niệm như "lý thuyết lựa chọn công cộng" và "thiết lập hàng rào":  ngay cả khi chúng ta có thể dễ dàng xác định một số hàng hóa công cộng có giá trị để chuyển hướng một số nguồn tài trợ sang một lần duy nhất, việc đưa ra một mô hình thường xuyên được thể chế hóa các quyết định như vậy mang lại rủi ro hỗn loạn chính trị và việc chiếm đoạt về lâu dài không đáng có. Nhưng bất kể lý do tại sao, chúng ta phải đối mặt với sự thật thú vị này rằng các "organims" là hệ sinh thái Bitcoin và Ethereum có khả năng gọi vốn hàng tỷ đô la, nhưng có những hạn chế kỳ lạ và khó hiểu về nơi vốn có thể đi.

Sức mạn cộng đồng hùng hậu đang tạo ra hiệu ứng này rất đáng được quan tâm. Như chúng ta thấy, đó cũng là sức mạnh cộng đồng đằng sau lý do tại sao hệ sinh thái Ethereum có khả năng huy động những nguồn lực hỗ trợ từ rất sớm. Đây là chìa khóa để giúp blockchain khôi phục sau cuộc tấn công 51%. Và đó là một loại sức mạnh làm nền tảng cho tất cả các loại cơ chế cực kỳ mạnh mẽ vượt xa không gian blockchain. Cho những lý do sẽ được làm rõ trong các phần sắp tới, tôi sẽ đặt cho loại sức mạnh cộng đồng này một cái tên là: tính chính danh.

1. Các đồng coin có thể được sở hữu bởi các khế ước xã hội

Để hiểu rõ hơn về sức mạnh chúng ta đạt được, một ví dụ quan trọng là câu chuyện sử thi về Steam và Hive. Khoảng đầu năm 2020, Justin Sun đã mua Steem-the-company, thứ không giống với Steem-the-blockchain, nhưng nắm giữ tới 20% nguồn cung token Steem.

Cộng đồng, theo một lẽ tự nhiên, đã không tin tưởng Justin Sun. Vì vậy họ đã tạo ra một cuộc bình chọn on-chain xác định điều mà họ coi là "thỏa thuận của các quý ông" từ lâu rằng các đồng coin của Steem-the-company được tin tưởng vì lợi ích chung của Steem-the-blockchain và không nên được sử dụng để bỏ phiếu. Với sự trợ giúp của các đồng coin được nắm giữ bởi các sàn giao dịch, Justin Sun đã thực hiện một cuộc phản công và giành được quyền kiểm soát đủ số phiếu để đơn phương kiểm soát chuỗi.

Cộng đồng không thấy có thêm lựa chọn nào trong giao thức này nữa. Vì vậy, thay vào đó, họ đã tạo ra một nhánh của Steem-the-blockchain, được gọi là Hive và sao chép tất cả các số dư mã token STEEM - ngoại trừ những token, bao gồm cả của Justin Sun, đã tham gia vào cuộc tấn công.

Và họ có rất nhiều ứng dụng on board. Nếu họ không quản lý điều này, sẽ có nhiều người dùng ở lại Steem hoặc chuyển hẳn sang một số dự án khác.‌‌

Bài học mà chúng ta có thể học được từ tình huống này là: Steem-the-company chưa bao giờ thực sự "sở hữu" các đồng coin. Nếu họ làm vậy, họ sẽ có khả năng thực tế để sử dụng, tận hưởng và lạm dụng các đồng coin theo bất kỳ cách nào họ muốn. Nhưng trên thực tế, khi công ty cố gắng tận hưởng và lạm dụng đồng coin theo cách mà cộng đồng không thích, họ đã bị chặn lại thành công. Những gì đang diễn ra ở đây là một mô hình tương tự như những gì chúng ta đã thấy với phần thưởng Bitcoin và Ethereum chưa được phát hành: các đồng coin này cuối cùng không được sở hữu bởi một khóa mật mã, mà bởi một số loại khế ước xã hội.

Chúng ta có thể áp dụng lý luận tương tự cho nhiều cấu trúc khác trong không gian blockchain. Ví dụ, hãy xem xét multisig gốc ENS. Multisig gốc được kiểm soát bởi bảy thành viên nổi tiếng của cộng đồng ENS và Ethereum. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bốn trong số họ hợp tác với nhau và chuyển tất cả các miền tốt nhất cho chính họ? Trong bối cảnh của ENS-the-smart-contract-system, họ hoàn toàn có khả năng để làm điều này và không ai có thể ngăn cản. Nhưng nếu họ thực sự cố gắng lạm dụng khả năng của mình theo cách này, mọi người đều biết rằng: họ sẽ bị tẩy chay khỏi cộng đồng, các thành viên cộng đồng ENS còn lại sẽ lập một hợp đồng ENS mới để khôi phục chủ sở hữu miền ban đầu, và mọi Ứng dụng Ethereum sử dụng ENS sẽ chỉ định lại giao diện người dùng của họ để sử dụng giao diện người dùng mới.

Điều này vượt xa cấu trúc hợp đồng thông minh (smart contract). Tại sao Elon Musk có thể bán NFT cho một tweet của mình, nhưng Jeff Bezos sẽ gặp khó khăn hơn nhiều khi làm điều tương tự? Elon và Jeff có cùng khả năng chụp màn hình tweet của Elon và gắn nó vào một dapp NFT, vậy sự khác biệt là gì? Đối với bất kỳ ai thậm chí có hiểu biết trực quan cơ bản về tâm lý xã hội của con người (hoặc bối cảnh nghệ thuật giả), câu trả lời là hiển nhiên: Elon bán tweet của Elon là hàng thật, còn Jeff thì không phải sở hữu của tweet đó. Một lần nữa, hàng triệu đô la đang được kiểm soát và phân bổ, không phải bởi các cá nhân hoặc các khóa mật mã, mà bởi các quan niệm xã hội về tính chính danh.

Và, đi xa hơn nữa, tính chính danh chi phối tất cả các loại trò chơi vương quyền, diễn ngôn trí tuệ, ngôn ngữ, quyền sở hữu, hệ thống chính trị và biên giới quốc gia. Ngay cả sự đồng thuận của blockchain cũng hoạt động theo cùng một cách: sự khác biệt duy nhất giữa một soft fork được cộng đồng chấp nhận và một cuộc tấn công 51%, sau đó được cộng đồng điều chỉnh một bản fork phục hồi ngoài giao thức để loại bỏ kẻ tấn công là một biểu tượng mang tính chính danh.

2. Vậy tính chính danh là gì?

Để hiểu được hoạt động của tính chính danh, chúng ta cần đào sâu vào một số lý thuyết trò chơi (game theory). Có nhiều tình huống trong cuộc sống đòi hỏi sự phối hợp hành vi: nếu bạn hành động theo một cách nào đó một mình, bạn có thể chẳng đi đến đâu (hoặc tệ hơn), nhưng nếu mọi người cùng hành động thì bạn có thể đạt được kết quả mong muốn.

Một trò chơi phối hợp trừu tượng. Bạn được hưởng lợi rất nhiều từ việc thực hiện cùng một động thái như những người khác.

Một ví dụ gần gũi là việc lái xe bên trái so với bên phải của đường: mọi người lái xe ở phía nào của đường không thực sự quan trọng, miễn là họ lái xe ở cùng một phía. Nếu bạn đổi bên cùng lúc với những người khác và hầu hết mọi người thích cách sắp xếp mới, mọi người đều vui vẻ. Nhưng nếu bạn đổi bên một mình, cho dù bạn thích lái xe ở phía bên kia đến mức nào, kết quả dành cho bạn sẽ khá tiêu cực.

Bây giờ, chúng ta đã sẵn sàng để xác định tính chính danh.

Tính chính danh là một mô hình của sự đồng thuận ở bậc cao hơn. Một kết quả trong bối cảnh xã hội nào đó là chính đáng nếu mọi người trong bối cảnh xã hội đó chấp nhận rộng rãi và đóng vai trò của họ trong việc đưa ra kết quả đó, và mỗi cá nhân làm như vậy vì họ mong đợi mọi người khác cũng làm như vậy.

Tính chính danh là một hiện tượng nảy sinh một cách tự nhiên trong các trò chơi phối hợp. Nếu bạn không tham gia trò chơi, không có lý do gì để kỳ vọng người khác sẽ hành động giống bạn, và vì vậy tính chính danh không quan trọng. Nhưng như chúng ta đã thấy, các trò chơi phối hợp có ở khắp mọi nơi trong xã hội, và vì vậy tính chính danh hóa ra thực sự khá là quan trọng. Trong hầu hết mọi môi trường có các trò chơi phối hợp tồn tại đủ lâu, chắc chắn sẽ xuất hiện một số cơ chế có thể lựa chọn quyết định thực hiện. Các cơ chế này được hỗ trợ bởi một nền văn hóa đã được thiết lập mà mọi người đều chú ý đến các cơ chế này và (thường) thực hiện những gì chúng diễn giải. Mỗi người đều cho rằng vì những người khác đều tuân theo những cơ chế này, nên nếu họ làm điều gì đó khác biệt, họ sẽ chỉ tạo ra xung đột và đau khổ, hoặc ít nhất là bị bỏ lại đơn độc. Nếu một cơ chế thành công có khả năng đưa ra những lựa chọn này, thì cơ chế đó có tính chính danh.

Một vị tướng Byzantine đang tập hợp quân đội của mình về tiến lên. Mục đích của việc này không chỉ để làm cho những người lính cảm thấy dũng cảm và phấn khích, mà còn để trấn an họ rằng những người khác cảm thấy dũng cảm và phấn khích và cũng sẽ lao về phía trước, vì vậy một người lính không chỉ tự sát bằng cách lao về phía trước một mình.‌‌

Trong bất kỳ bối cảnh nào mà có một trò chơi phối hợp đã tồn tại đủ lâu, rất có thể sẽ có một khái niệm về tính chính danh. Và blockchain thì có đầy đủ các trò chơi phối hợp. Bạn chạy phần mềm client nào? Bạn yêu cầu cơ quan đăng ký tên miền phi tập trung nào tương ứng với tên .eth? Bản sao nào của hợp đồng Uniswap mà bạn chấp nhận là "sàn giao dịch" Uniswap? Ngay cả NFT cũng là một trò chơi phối hợp. Hai phần lớn nhất trong giá trị của NFT là (i) niềm tự hào về việc nắm giữ NFT và khả năng thể hiện quyền sở hữu của bạn, và (ii) khả năng bán nó trong tương lai. Đối với cả hai thành phần này, điều thực sự quan trọng là bất kỳ NFT nào bạn mua đều được mọi người công nhận là hợp pháp. Trong tất cả những trường hợp này, có một lợi ích lớn khi có cùng câu trả lời với những người khác và cơ chế xác định trạng thái cân bằng có rất nhiều sức mạnh.

2.1 Các lý thuyết về tính chính danh

  • Tính chính danh bằng vũ lực: ai đó thuyết phục mọi người rằng họ đủ quyền năng để áp đặt ý chí của họ và việc chống lại họ sẽ rất khó khăn. Điều này khiến hầu hết mọi người phải phục tùng vì mỗi người đều hy vọng rằng những người khác cũng sẽ quá sợ hãi để chống lại.
  • Tính chính danh theo tính liên tục: nếu một cái gì đó hợp pháp tại thời điểm T, nó theo mặc định là hợp pháp tại thời điểm T + 1.
  • Tính chính danh bởi sự công bằng: một cái gì đó có thể trở nên chính danh bởi vì nó thỏa mãn một khái niệm trực quan về sự công bằng.
  • Tính chính danh theo quy trình: nếu một quy trình là hợp pháp, các kết quả đầu ra của quy trình đó đạt được tính chính danh (ví dụ: luật do các nền dân chủ thông qua đôi khi được mô tả theo cách này).
  • Tính chính danh theo hiệu suất: nếu kết quả đầu ra của một quá trình dẫn đến kết quả làm hài lòng mọi người, thì quá trình đó có thể đạt được tính hợp pháp (ví dụ: các chế độ độc tài thành công đôi khi được mô tả theo cách này).
  • Tính chính danh bởi sự tham gia: nếu mọi người tham gia vào việc lựa chọn một kết quả, họ có nhiều khả năng coi nó là hợp pháp. Điều này tương tự với sự công bằng, nhưng không hoàn toàn: nó dựa trên tâm lý mong muốn được nhất quán với những hành động trước đây của bạn.

Lưu ý rằng tính chính danh là một khái niệm mang tính mô tả; điều gì đó có thể là chính danh ngay cả khi cá nhân bạn nghĩ rằng điều đó thật kinh khủng. Điều đó nói lên rằng, nếu có đủ người nghĩ rằng một kết quả là khủng khiếp, thì khả năng cao hơn là một sự kiện nào đó sẽ xảy ra trong tương lai khiến tính chính danh đó mất đi, lúc đầu thường là dần dần, sau đó đột ngột.

2.2 Tính chính danh là một công cụ mạnh mẽ và chúng ta nên sử dụng nó

Việc tài trợ cho các dự án cộng đồng trong hệ sinh thái Crypto nói chung khá kém. Có hàng trăm tỷ đô la vốn đang chảy xung quanh, nhưng các dự án công cộng là chìa khóa cho sự tồn tại liên tục của dòng vốn đó chỉ nhận được hàng chục triệu đô la mỗi năm.

Có hai cách để trả lời thực tế này. Cách đầu tiên là tự hào về những hạn chế này và những nỗ lực dũng cảm, ngay cả khi không đặc biệt hiệu quả, mà cộng đồng của bạn thực hiện để giải quyết vấn đề đó. Đây dường như là lộ trình mà hệ sinh thái Bitcoin thường thực hiện.

Sự hy sinh cá nhân của các nhóm tài trợ cho sự phát triển cốt lõi tất nhiên là đáng ngưỡng mộ, nhưng cũng đáng khâm phục giống như cách Eliud Kipchoge chạy marathon dưới 2 giờ vậy: đó là một màn trình diễn ấn tượng về lòng dũng cảm của con người, nhưng nó không phải là tương lai của giao thông vận tải (hoặc, trong trường hợp này là tài trợ cho các dự án cộng đồng). Giống như chúng ta có nhiều công nghệ tốt hơn để cho phép mọi người di chuyển 42km trong vòng chưa đầy một giờ mà không cần phải có kinh nghiệm đặc biệt và nhiều năm đào tạo, chúng ta cũng nên tập trung vào việc xây dựng các công nghệ xã hội tốt hơn để tài trợ cho các dự án công cộng ở quy mô mà chúng ta cần và như một hệ thống một phần của hệ sinh thái kinh tế của chúng ta và không phải là hành động một lần của sáng kiến từ thiện.

Bây giờ, chúng ta hãy quay lại với Crypto. Sức mạnh chính của Crypto (và các tài sản kỹ thuật số khác như tên miền, Virtual Land và NFT) là nó cho phép cộng đồng huy động số lượng vốn lớn mà không cần cá nhân nào quyên góp vốn đó.

Tuy nhiên, nguồn vốn này bị hạn chế bởi các quan niệm về tính chính danh: bạn không thể chỉ cần phân bổ nó cho một nhóm tập trung mà không ảnh hưởng đến những gì làm cho nó có giá trị. Mặc dù Bitcoin và Ethereum đã dựa vào các quan niệm về tính chính danh để phản ứng lại với các cuộc tấn công 51%, nhưng việc sử dụng các quan niệm về tính chính danh để hướng dẫn tài trợ trong giao thức cho các dự án cộng đồng khó hơn nhiều. Nhưng ở lớp ứng dụng ngày càng phong phú, nơi mà các giao thức mới liên tục được tạo ra, chúng ta có thể linh hoạt hơn một chút về nơi mà nguồn vốn có thể đi đến.

2.3 Tính chính danh trong Bitshares

Một trong những ý tưởng đã bị lãng quên từ lâu, nhưng theo ý kiến của tôi là rất sáng tạo, những ý tưởng từ không gian Crypto ban đầu là mô hình đồng thuận xã hội Bitshares. Về cơ bản, Bitshares tự mô tả mình là một cộng đồng gồm những người (chủ sở hữu PTS và AGS) sẵn sàng giúp đỡ cùng nhau hỗ trợ một hệ sinh thái các dự án mới, nhưng để một dự án được chào đón vào hệ sinh thái, nó sẽ phải phân bổ 10% token của nó cung cấp cho các chủ sở hữu PTS và AGS hiện có.

Tất nhiên, bây giờ bất kỳ ai cũng có thể thực hiện một dự án mà không phân bổ bất kỳ đồng coin nào cho những người nắm giữ PTS / AGS, hoặc thậm chí fork một dự án đã thực hiện phân bổ và lấy phân bổ đó ra. Nhưng, như Dan Larimer nói:

Bạn không thể ép buộc bất cứ ai làm bất cứ điều gì, nhưng trong thị trường này thì các hiệu ứng mạng có thể. Nếu ai đó đưa ra cách triển khai hấp dẫn thì bạn có thể áp dụng nó cho toàn bộ cộng đồng PTS. Cá nhân quyết định bắt đầu lại từ đầu sẽ phải xây dựng một cộng đồng hoàn toàn mới xung quanh hệ thống của mình. Xem xét hiệu ứng mạng, tôi nghi ngờ rằng đồng coin tôn vinh ProtoShares sẽ giành chiến thắng.

Đây cũng là một quan niệm về tính chính danh: bất kỳ dự án nào thực hiện việc phân bổ cho các chủ sở hữu PTS / AGS sẽ nhận được sự quan tâm và hỗ trợ của cộng đồng (và sẽ rất đáng giá cho mỗi thành viên cộng đồng quan tâm đến dự án vì phần còn lại của cộng đồng cũng đang làm như vậy), và bất kỳ dự án nào không thực hiện phân bổ sẽ không được hưởng quyền lợi đó.

2.4 Mở rộng mô hình sang Ethereum

Hệ sinh thái blockchain, bao gồm Ethereum, coi trọng sự tự do và phi tập trung. Nhưng hệ sinh thái của hầu hết các blockchain khác, thật đáng tiếc, vẫn khá tập trung và được điều khiển bởi chính quyền: cho dù đó là Ethereum, Zcash hay bất kỳ blockchain lớn nào khác, thường có một (hoặc nhiều nhất là 2-3) thực thể vượt xa mọi người.

Tình trạng này không phải do lỗi của chính các tổ chức, những người thường dũng cảm làm hết sức mình để hỗ trợ hệ sinh thái. Đúng hơn, đó là các quy tắc của hệ sinh thái đang không công bằng đối với tổ chức đó, bởi vì chúng giữ tổ chức theo một tiêu chuẩn cao không công bằng. Bất kỳ tổ chức tập trung đơn lẻ nào chắc chắn sẽ có điểm mù và ít nhất một vài hạng mục và nhóm có giá trị mà tổ chức đó không thể hiểu được; điều này không phải bởi vì bất cứ ai liên quan đang làm bất cứ điều gì sai trái, mà bởi vì sự hoàn hảo như vậy nằm ngoài tầm với của một nhóm nhỏ con người. Vì vậy, có giá trị to lớn trong việc tạo ra một cách tiếp cận đa dạng hơn và linh hoạt hơn đối với nguồn vốn tài trợ cho dự án công để giảm bớt áp lực cho bất kỳ tổ chức đơn lẻ nào

May mắn thay, chúng tôi đã có hạt giống của một sự thay thế như vậy! Hệ sinh thái application-layer Ethereum tồn tại, đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã thể hiện tinh thần công chúng của nó. Các công ty như Gnosis đã và đang đóng góp vào việc phát triển ứng dụng Ethereum client và các dự án Ethereum DeFi khác nhau đã quyên góp hàng trăm nghìn đô la cho nhóm đối sánh Gitcoin Grants.

Gitcoin Grants đã đạt được mức độ chính danh cao: cơ chế tài trợ các dự án mới đã chứng tỏ bản thân là trung lập đáng tin cậy và hiệu quả trong việc phản ánh các ưu tiên và giá trị của cộng đồng cũng như bịt các lỗ hổng do các cơ chế tài trợ hiện có để lại. Bản thân Ethereum Foundation đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ thử nghiệm và sự đa dạng này, ấp ủ những nỗ lực như Gitcoin Grants, cùng với MolochDAO và những người khác, sau đó sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ rộng rãi hơn của cộng đồng.

Chúng tôi có thể làm cho hệ sinh thái tài trợ các dự án còn non trẻ này mạnh mẽ hơn nữa bằng cách sử dụng mô hình Bitshares và thực hiện sửa đổi: thay vì hỗ trợ cộng đồng mạnh nhất cho các dự án phân bổ mã thông báo cho nhóm nhỏ đã mua PTS hoặc AGS vào năm 2013, chúng tôi hỗ trợ các dự án đóng góp một phần nhỏ ngân sách của họ vào các dự án khác tạo ra chúng và hệ sinh thái mà chúng phụ thuộc vào. Và, quan trọng là chúng ta có thể loại bỏ những lợi ích này đối với các dự án fork một dự án hiện tại và không mang lại giá trị cho hệ sinh thái rộng lớn hơn.

Có nhiều cách để thực hiện điều này như: cam kết hỗ trợ lâu dài Gitcoin Grants, hỗ trợ phát triển ứng dụng Ethereum client (cũng là một nhiệm vụ trung lập hợp lý vì có định nghĩa rõ ràng về khách hàng Ethereum là gì), hoặc thậm chí chạy chương trình tài trợ của riêng mình.

Liệu cộng đồng thực sự có nhiều sức mạnh như vậy không?

Tất nhiên, có những giới hạn đối với giá trị của hình thức tài trợ cộng đồng này. Nếu một dự án cạnh tranh (hoặc thậm chí là một bản fork của một dự án hiện tại) mang đến cho người dùng của nó một sản phẩm tốt hơn nhiều, thì người dùng sẽ đổ xô đến nó, bất kể có bao nhiêu người chỉ trích họ.

Nhưng những giới hạn này là khác nhau trong các bối cảnh khác nhau; đôi khi sức mạnh của cộng đồng yếu, nhưng lúc khác lại khá mạnh. Một nghiên cứu điển hình thú vị về vấn đề này là trường hợp Tether với DAI. Tether có nhiều vụ bê bối, nhưngcác trader vẫn sử dụng Tether để lưu trữ. DAI phi tập trung hơn và minh bạch hơn, mặc dù mang lại lợi ích, nhưng không thể lấy đi nhiều thị phần của Tether, ít nhất đối với các trader. Nhưng nơi DAI vượt trội là các ứng dụng: Augur sử dụng DAI, xDai sử dụng DAI, PoolTogether sử dụng DAI, zk.money có kế hoạch sử dụng DAI và danh sách vẫn tiếp tục. Những dapp nào sử dụng USDT? Ít hơn nhiều.

Do đó, mặc dù sức mạnh của cộng đồng không phải là vô hạn, nhưng vẫn có khả năng tạo một động lực đáng kể, đủ để khuyến khích các dự án chi ít nhất một vài phần trăm ngân sách của họ vào hệ sinh thái rộng lớn hơn. Thậm chí có một lý do hẹp hòi để tham gia vào trạng thái cân bằng này: nếu bạn là nhà phát triển ví Ethereum hoặc tác giả của podcast hoặc blog và bạn thấy hai dự án cạnh tranh, một trong số đó đóng góp đáng kể vào hệ sinh thái bạn đang sử dụng, cái còn lại thì không đóng góp gì, vậy bạn sẽ làm hết sức mình để giúp dự án nào đảm bảo thị phần hơn?

2.5 NFT: hỗ trợ sản phẩm cộng đồng bên cạnh Ethereum

NFT có cơ hội lớn giúp đỡ đáng kể nhiều dự án cộng đồng, đặc biệt là các sản phẩm sáng tạo, giúp giải quyết một phần tình trạng thiếu hụt kinh phí hệ thống .

Dòng tweet NFT được ‘chốt giá’ 2,9 triệu USD
Dòng tweet dưới dạng NFT dài 20 ký tự của CEO Twitter Jack Dorsey được bán với số tiền ảo tương đương 2,9 triệu USD, thay vì 2,5 triệu USD trước đây.

Nhưng chúng cũng có thể là một cơ hội bị bỏ lỡ: có rất ít giá trị xã hội trong việc giúp Elon Musk kiếm thêm 1 triệu đô la bằng cách bán tweet của mình khi, theo như chúng tôi có thể biết, tiền chỉ thuộc về bản thân anh ta. Nếu NFT đơn giản trở thành một sòng bạc mang lại lợi ích phần lớn cho những người nổi tiếng vốn đã giàu có, thì đó sẽ là một kết quả kém thú vị hơn nhiều.

May mắn thay, chúng tôi có khả năng giúp định hình kết quả. Những NFT nào mọi người thấy hấp dẫn để mua và những NFT nào họ không, là một câu hỏi về tính chính danh: nếu mọi người đồng ý rằng một NFT là thú vị và NFT khác là không thú vị, thì mọi người sẽ thực sự thích mua cái thú vị, bởi vì nó sẽ có giá trị cao vì quyền khoe khoang và niềm tự hào khi nắm giữ nó và vì nó có thể được bán lại với giá tốt hơn vì mọi người khác cũng đang nghĩ theo cùng một cách. Nếu khái niệm về tính chính danh của NFT có thể được kéo theo chiều hướng tốt, thì sẽ có cơ hội thiết lập một kênh tài trợ vững chắc cho các nghệ sĩ, tổ chức từ thiện và những người khác.

Đây là hai ý tưởng tiềm năng:

  1. Một số tổ chức (hoặc thậm chí DAO) có thể giúp đỡ cho NFT để đổi lấy sự đảm bảo rằng một số phần doanh thu sẽ được chuyển cho mục đích từ thiện, đảm bảo rằng nhiều nhóm được hưởng lợi cùng một lúc. Sự may mắn này thậm chí có thể đi kèm với một phân loại chính thức: NFT dành riêng cho việc xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu, nghiên cứu khoa học, nghệ thuật sáng tạo, báo chí địa phương, phát triển phần mềm nguồn mở, trao quyền cho các cộng đồng bị thiệt thòi hay điều gì khác?
  2. Chúng ta có thể làm việc với các nền tảng truyền thông xã hội để làm cho NFT hiển thị nhiều hơn trên hồ sơ của mọi người, mang đến cho người mua một cách để thể hiện các giá trị mà họ đã cam kết không chỉ bằng lời nói mà còn là số tiền họ khó kiếm được. Điều này có thể được kết hợp với (1) để thúc đẩy người dùng hướng tới các NFT đóng góp cho các hoạt động xã hội có giá trị.

Chắc chắn có nhiều ý tưởng hơn, nhưng đây là một lĩnh vực chắc chắn đáng được phối hợp và suy nghĩ tích cực hơn.

3. Tóm tắt

  • Khái niệm về tính chính danh (sự chấp nhận ở bậc cao hơn) rất mạnh mẽ. Tính chính danh xuất hiện trong bất kỳ bối cảnh nào khi có sự phối hợp, và đặc biệt là trên internet, sự phối hợp ở khắp mọi nơi.
  • Có nhiều cách khác nhau để tính chính danh trở thành: tấn công tàn bạo, tính liên tục, công bằng, quy trình, hiệu suất và sự tham gia là một trong những cách quan trọng.
  • Cryptocurrency rất mạnh mẽ bởi vì nó cho phép chúng ta thu thập các nguồn vốn lớn theo ý chí kinh tế tập thể và những nguồn vốn này, ngay từ đầu, không bị kiểm soát bởi bất kỳ người nào. Thay vào đó, những nguồn vốn này được kiểm soát trực tiếp bởi các khái niệm về tính chính danh.
  • Quá rủi ro khi bắt đầu tài trợ cho các dự án cộng đồng bằng cách phát hành token ở layer 1. Tuy nhiên, may mắn thay, Ethereum có một hệ sinh thái layer rất phong phú, nơi chúng ta có thể linh hoạt hơn nhiều. Điều này một phần là do có cơ hội không chỉ để tác động đến các dự án hiện tại mà còn định hình những dự án mới sẽ ra đời trong tương lai.
  • Các dự án tài trợ trong cộng đồng cần nhận được sự ủng hộ của cộng đồng và đây là một vấn đề lớn. Ví dụ về DAI cho thấy rằng sự hỗ trợ này thực sự quan trọng!
  • Hệ sinh thái Ethereum quan tâm đến thiết kế cơ chế và đổi mới ở tầng xã hội. Những thách thức về tài trợ dự án của hệ sinh thái Ethereum là một nơi tuyệt vời để bắt đầu!
  • Nhưng điều này bắt đầu vượt xa ra khỏi Ethereum. NFT là một ví dụ về nguồn vốn lớn phụ thuộc vào các khái niệm về tính chính danh. Ngành công nghiệp NFT có thể là một lợi ích đáng kể cho các nghệ sĩ, tổ chức từ thiện, nhưng kết quả này không được xác định trước; nó phụ thuộc vào sự phối hợp và hỗ trợ tích cực.

Đây là dự án cá nhân của người viết với mục đích tổng hợp lại suy nghĩ về công nghệ từ nhiều lập trình viên xuất sắc và biên soạn lại thành những bài viết của riêng mình về công nghệ blockchain. Mỗi một bài viết sẽ là một bài luận riêng về các chủ đề khác nhau trong công nghệ blockchain. Đây là cách học tốt nhất mà mình biết trong việc củng cố khả năng ghi nhớ cũng như độ hiểu biết về bất kì một chủ đề nào đó.

Tất cả credit của bài viết này xin gửi tới Vitalik Buterin - nhà sáng lập Ethereum.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.