NFT đang thay đổi mọi thứ nhưng liệu có được xây dựng để đi đến cùng?

Liệu NFT có phải là bong bóng?

Đó là một câu hỏi gây tranh cãi kể từ khi những ứng dụng đầu tiên trên Blockchain Ethereum thu hút được trí tưởng tượng của những người đứng đầu crypto và những người không phải fan của crypto.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tháo gỡ những khúc mắc này một cách rõ ràng nhất có thể. Và còn nơi nào tốt hơn để bắt đầu hơn là các định nghĩa của chính nó.

1. 2021 - Năm của NFT

NFT (viết tắt của Non-Fungible Token) là một thứ gì đó mới. Ý tưởng của việc token hóa một loại tài sản mà mỗi đại diện là duy nhất, đã có từ lâu. NFT đã có bản gốc vào năm 2013 với Colored Coins, một đại diện màu sắc của bitcoin. Tuy nhiên, những token này đại diện cho những kẽ hở kỹ thuật và nó chỉ là thí nghiệm. Nhưng nền tảng cho một cuộc cách mạng tương lai đã được thiết lập.

Vào tháng 6 năm 2017, Matt Hall và John Watkinson đã tạo ra 10,000 nhân vật độc nhất trên blockchain Ethereum. Số lượng của những nhân vật này có thể sẽ không bao giờ thay đổi và sẽ không có 2 thứ giống hệt nhau. Hai nhà sáng lập để cho bất kỳ ai có quyền truy cập vào mạng lưới Etherum thu những sáng chế của họ miễn phí, và CryptoPunks đã chính thức được sinh ra.

Một vài tháng sau, CryptoKitties, một game bao gồm trading và chăn nuôi kỹ thuật số đã được mang ra ánh sáng, mở đường cho NFT được công nhận ngoài phạm vi blockchain.

Bốn năm tới bạn sẽ tìm thấy thị trường bao gồm 108,000 Ví hoạt động độc nhất mỗi ngày trong khi tạo ra $5.2 tỷ mỗi tháng.

Năm 2021, nền công nghiệp blockchain đã cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của một sự tiến hóa bền vững. Bước đi được gọi là DeFi, viết tắt của Decentralized Finance (Tài chính phi tập trung), trải đầy hoa. Môi trường xung quanh nền công nghiệp này không chỉ còn giao dịch tiền điện tử và gắn công nghệ blockchain vào các mô hình kinh doanh thực tế. Cảm giác thực sự của việc loại bỏ trung gian mang tính đột phá và thu hút sự chú ý của hàng nghìn người.

‌‌Tổng khối lượng NFT được giao dịch trong năm 2020 là $250.85 triệu, gần gấp 3 so với 2019. Thị trường NFT không là gì khi đem so với hàng tỷ bị khóa trong Defi dapps (ứng dụng phi tập trung). Tuy nhiên, quý đầu 2021, một chuỗi sự kiện biến NFT thành hiện tượng.

Vào tháng 2, NBA Top Shot thu được hơn $224 triệu trong 28 ngày. Vào tháng 3, Jack Dorsey, CEO của Twitter, đã bán đấu giá tweet đầu tiên trong lịch sử, thu được lợi nhuận 1,630 ETH hay $2.92 triệu. Vài ngày sau, Christie's, một nhà bán đấu giá nổi tiếng người Anh, thu được $69 triệu cho bức nghệ thuật Beeple's NFT "First 5000 days". Điểm nhấn là hai Cryptopunk giá 4,200 ETH hay $7.57 triệu cho mỗi món.

Chuỗi mã hóa tranh vẽ trị giá 69 triệu USD
Hình ghép kỹ thuật số của 5.000 bức tranh vẽ trong 13 năm liền đạt giá bán cao kỷ lục tại nhà đấu giá Christie’s.

Hội chứng cuồng NFT đã xuất hiện. Hàng tá những dự án đã (và đang) được khởi động mỗi ngày. Đối tượng NFT đã phát triển rất đa dạng bao gồm các nhà phát triển blockchain, nhà sưu tập nghệ thuật, những người nổi tiếng của Hollywood và trẻ em 14 tuổi. Mọi người đều đã tham gia vào phong trào NFT.

Năm 2021, thị trường NFT đã tạo ra hơn $10 tỷ trong khối lượng giao dịch. Trong khoảng thời gian 5-6 tháng, vô số những dự án NFT đã được khởi động, thúc đẩy một không gian dẫn tới một tháng 8 phá kỷ lục. Trong suốt tháng đó, NTF đã tạo ra hơn $5.2 tỷ trong giao dịch và thu hút hơn 3.14 triệu trader. Khối lượng giao dịch đã tăng 311% từ tháng 7 và 680% từ tháng 3.

‌Và tháng 9 bắt đầu với cùng 1 giai điệu. Các bộ sưu tập như Mutant Ape Yacht Club hay Sneaky Vampires Syndicate đã tạo ra số lượng khổng lồ trong vài tuần gần đây, trong khi các dự án cường điệu như MekaVerse hay RTFKT's Akira đang chờ đợi. Mặc dù có 1 chút thời gian làm dịu đi, nhưng nhu cầu vẫn còn đó.

‌Bây giờ nhu cầu về NFT ngày càng được cân bằng bởi nguồn cung. Tuy nhiên, như với bất kỳ hàng hóa hoặc dịch vụ co giãn nào, nhu cầu sẽ trở nên không bền vững. Chắc chắc nhất là sẽ có lúc nguồn cung NFT vượt quá cầu và bong bóng vỡ.

Tuy nhiêu, không phải tất cả các dự án NFT đều nằm trong bong bóng. Một vài trong số chúng có những đặc điểm nhất định hỗ trợ giá trị của nó, và những người dự án khác có liên kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp khổng lồ, trong khi những thứ khác sẽ là cửa ngõ dẫn bạn vào metaverse.

Tổng quan về Metaverse: Từ quá khứ tới tương lai(Phần 1)
Năm 2021, việc Roblox niêm yết công khai, với tư cách là cổ phiếu Metaverse đầu tiên, đã thúc đẩy sự xuất hiện của khái niệm Metaverse. Metaverse đã trở thành một xu hướng mới bao trùm trên Internet, VR/AR và lĩnh vực đầu tư tài chính.

2. Giá trị thực ngoài JPEG

Hiện nay, có khoảng 4,200 dự án chỉ tính riêng trên Ethereum. Thật không may, không phải tất cả trong số chúng đều bao gồm các thuộc tính cần thiết để cung cấp cho các bộ sưu tập NFT có giá trị đích thực ngoài nghệ thuật.

Đến giờ, không còn nghi ngờ gì nữa, mọi người trong không gian đều đã nghe nói về các bộ sưu tập như CryptoPunks, Bored Ape Yacht Club (BAYC) hay Art Blocks. Các dự án này thuộc về đỉnh Olympus, Top-tier của không gian NFT. Nhưng chính xác làm thế nào họ đạt được trạng thái này?

Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét 6 yếu tố hoặc khối xây dựng mang lại cho các bộ sưu tập NFT ý nghĩa hoàn toàn khác so với việc trở thành các JPEG đơn giản.

2.1 Phần thưởng cho chủ sở hữu với tiện ích bổ sung

Tiện ích trong không gian NFT càng ngày càng trở nên thích hợp. Các cá nhân đã bắt đầu nhận ra rằng có thể không đủ xứng đáng để mua một bức tranh động vật trị giá hàng ngàn hay thậm chí hàng triệu đô, chỉ để được sử dụng làm ảnh đại diện trên mạng xã hội. Người dùng đang mong đợi lợi nhuận tương lai bởi việc sở hữu những bộ sưu tập nhất định.

Một trong những chủ đề thú vị nhất xung quanh những tiện ích NFT là tài sản thế chấp. NFT, đặc biệt là những thứ có giá trị đáng kể, có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp hoặc lời hứa trả, khi vay một tài sản cơ bản. Một khi hoàn trả thành công khoản vay cộng lãi, người dùng có thể khôi phục NFT. Một ví dụ của NFTfi này, một nền tảng cho phép người dùng vay tiền điện tử bằng cách khóa NFT của họ làm tài sản thế chấp.

Tính đến thời điểm hiện nay, có hơn $13.62 triệu đô cho vay có tài sản thế chấp là NFT. Như thể hiện trong hình dưới đây, các bộ sưu tập có giá trị như Art Blocks, BAYC, CryptoPunks và CryptoKitties là một trong những phương tiện chính được sử dụng làm tài sản thế chấp trong NFTfi. Cơ hội sử dụng NFT làm tài sản thế chấp tạo ra một lớp thanh khoản bổ sung có thể thúc đẩy không gian NFT nói chung.

Ở một cấp độ khác, các dự án NFT được công nhận có chung 1 hành vi, thưởng cho các nhà đầu tư của họ bằng các phần bổ sung từ một bộ sưu tập có liên quan. Có lẽ Larva Labs (LL) đã bắt đầu xu hướng. Tháng 5 2021, Matt và John từ LL, công bố dự án NFT tiếp theo của họ, bộ sưu tập của 20,000 nhân vật 3D trên blockchain Ethereum. Một nửa của số Meebits đã được thưởng cho chủ sở hữu CryptoPunk theo tỷ lệ 1:1.

Bằng cách này, những người nắm giữ CryptoPunk có thể thu được miễn phí (cộng thêm phí gas) một NFT có giá sàn (NFT rẻ nhất trong bộ sưu tập tại thời điểm viết bài là 4.36ETH hay $13,300. Điều đó giống như nhận được chiếc Rolex cho dịp Giáng sinh. Mẫu hình này đã được chấp nhận và được coi là tiêu chuẩn. Sau mô hình Meebits, một vài bộ sưu tập NFT tiếp bước LL. Ví dụ: BAYC đã nhận được những người bạn đồng hành và vật nuôi cho Apes của họ dưới dạng chó từ Bored Ape Kennel Club (BAKC). Ghxsts, một bộ sưu tập nhỏ nhưng quan trọng, phần thưởng cho người sở hữu hàng tháng đại diễn cho một trong 12 cung hoàng đạo. Và danh sách có thể tiếp tục.

Tuy nhiên, phần thưởng cho chủ sở hữu NFT bổ sung không phải là cách duy nhất để cung cấp một tiện ích bổ sung. Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến những dự án như CyberKongz, đem lại phần thưởng hàng ngày trên token gốc của bộ sưu tập. Ở trường hợp của Kongz, $BANANA. Những người nắm giữ Kongz ban đầu sẽ có thể nhận 10 token BANANA mỗi ngày trong 10 năm tới. Với giá hiện tại của BANANA, mỗi chủ sở hữu Genesis Kong nhận $390 mỗi ngày hay $140,400 mỗi năm. Những dự án khác như SupDucks ($VOLT) cũng nhúng hệ thống phần thưởng token vào các mô hình tương ứng của họ.

Tóm lại, yếu tố tiện ích của bất kỳ NFT nào đã trở nên thiết yếu. Và trong khi phần thưởng thêm NFT hay tokens lợi tức là những mẫu được sử dụng nhiều nhất, có những dự án như Punks Comic mà kết hợp những gì tốt nhất của cả 2 thế giới, cung cấp tiện ích một cách rất hữu hình.

2.2 Từ Bộ sưu tập tới các Thương hiệu

Yếu tố thứ 2 cần xem xét trong NFT là nhận thức về thương hiệu được tạo ra bởi một bộ sưu tập. NFT đang trở thành thương hiệu theo nghĩa cho phép chủ sở hữu của họ trở thành một phần của nhóm độc quyền. Mỗi bộ sưu tập đều khác biệt với những bộ sưu tập khác, và một số đang trở thành mốt. Một cách rõ ràng để minh họa điều này là tên Larva Labs được tạo ra cho chính họ. Khi các Meebits đã sẵn sàng được đúc, bộ sưu tập đã bán hết trong vòng vài giờ mặc dù có giá đúc dễ dàng trên mức trung bình và tại thời điểm đó, không có thêm tiện ích nào. Trông giống như NFT gắn liền với một cái tên được công nhận sẽ gặp ít khó khăn hơn trong việc tìm người đương sự (như Messi NFT cũng vậy).

Một ví dụ khác có thể tìm thấy ở bộ sưu tập Bored Ape Yacht Club. Do sự thành công của dự án, giá sàn của BAYC từ 3ETH cuối tháng 6, lên tới 38ETH hay xấp xỉ $115,000 vào thời điểm viết bài. Ở những cấp độ này, công bằng để giả định rằng bộ sưu tập đã nằm ngoài tầm với của hầu hết các nhà sưu tập. Sở hữu một Bored Ape đã trở thành một dấu hiệu của địa vị xã hội. Nó tạo ra cảm giác giống như mặc một bộ quần áo sang trọng hoặc lái một chiếc xe hơi độc quyền.

Để thêm 1 lớp khác, một số bộ sưu tập đã phát hành trang phục chỉ dành cho chủ sở hữu bộ sưu tập. Đây là đại diện theo nghĩa đen của một thương hiệu ở bất kỳ khía cạnh nào. Hơn nữa, nhận thức về thương hiệu càng được nâng cao khi những người nổi tiếng lên tiếng về một số dự án nhất định.

2.3 Xây dựng một cộng đồng vững chãi

NFT đang xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và đặc biệt. Trong 1 không gian còn non trẻ như NFT, việc tìm được người chia sẻ sự quan tâm thực sự cảm thấy sảng khoái. Những người quan tâm NFT lấp đầy không gian Twitter và các kênh Discord bằng các cuộc thảo luộn, chia sẻ bài học và cảnh báo về các rủi ro tiềm tàng, hay hơn cả, chia sẻ những ý tưởng để cải tiến những dự án của chính họ.

Phong trào hình đại diện trên Twitter đã trở nên nổi tiếng. Cũng như yếu tố nhận biết thương hiệu, những người nổi tiếng có tác động tích cực trong cộng đồng. Sự thật là Mike Tyson sử dụng một con mèo xanh làm hình đại diện Twitter chắc chắn tạo ra tác động tích cực với dự án Cool Cats. Điều tương tự xảy ra ở các dự án khác, như VeeFriends, nơi việc tán gẫu với Gary Vee là đặc trưng. Hơn nữa, có cùng niềm tin với các siêu sao thể thao như Stephen Curry hay DJ Steve Aoki là điều không tưởng trong vài năm trước. Và đó chính xác là những gì mà cộng đồng NFT hướng tới - phá vỡ những rào cản và dây dựng cộng đồng của dự án.

Cộng đồng chắc chắn đã trở thành một yếu tố quan trọng, đến mức mà các dự án như Loot được thiết kế để gắn kết các thành viên của họ. Loot là một bộ sưu tập NFT mô phỏng game thẻ bài Dungeon & Dragons RPG. Sau khi ra mắt vào tháng 9, dự án đã tạo ra $194 triệu khối lượng giao dịch trong 1 tuần. Loot là một dự án đột phá theo nghĩa nó được tạo ra cho cộng đồng và sẽ được phát triển bởi cộng đồng. Tất cả những cải tiến và phát triển trong tương lai sẽ được phụ trách bởi thành viên của chúng. Trần của dự án hoàn toàn được quyết định bởi nhóm này. Không thành viên nào bị dính dáng hay sẽ như vậy.

Yếu tố cộng đồng đã trở thành một giá trị cơ bản của tín ngưỡng chung. Mối quan hệ chặt chẽ hơn và nguồn gốc phát triển trong cộng đồng, thì dự án càng có nhiều cơ hội thành công.

2.4 Yếu tố nhóm

Việc nói về nhóm, một yếu tố khác có liên quan khi đánh giá bất kỳ dự án NFT nào. Trường hợp của Loot là rất hiếm. Quy tắc là các nhóm tạo nên dự án, làm việc trên bất cải tiến hoặc phát triển được yêu cầu, nuôi dưỡng dự án và truyền đạt hiệu quả các mốc quan trọng trong lộ trình của họ.

Đó là yếu tố phổ biến trong các dự án thành công. Một số nhóm được tiết lộ rộng rãi. Đó là trường hợp của Larva Labs, VeeFriends hay World of Women. Những nhóm khác như Yuga Labs hay 0N1 Force sẽ ẩn danh dưới hình đại diện cá nhân của họ.

Cuối cùng, điều quan trọng nhất là mức độ gắn kết với các thành viên nhóm. Các nhóm đạt được mục tiêu sẽ trở nên đáng tin. Có thể dễ dàng phát hiện các nhóm mong muốn mang lại giá trị cho cộng đồng của họ. Nhưng có lẽ quan trọng nhất, họ phản ứng với những thách thức được đưa ra như thế nào?

2.5 Vấn đề về tính khan hiếm

Mỗi bộ sưu tập sở hữu những thuộc tính và đặc điểm cho phép một thuật toán ngẫu nhiên từng phần để nó có thể khác với những phần còn lại trong cùng bộ sưu tập. Tính khan hiếm được gán cho từng đặc điểm là thứ khiến các bộ sưu tập của NFT trở nên đặc biệt. Yếu tố độc đáo hay khan hiếm này cũng thúc đẩy nhu cầu. Đúng là một số tác phẩm có thể hấp dẫn hơn những tác phẩm khác mặc dù chúng không quá độc đáo; tuy nhiên, những vật phẩm hiếm được mong muốn nhiều hơn những món đồ thông thường, do đó làm tăng giá của chúng.

Yếu tố khác cần xem xét là nguồn cung, với sự xuất hiện của 10.000 bộ sưu tập hình đại diện dường như là tiêu chuẩn của thị trường NFT hiện tại. Những bộ sưu tập này thường được giới hạn ở một mức nhất định, có nghĩa là nguồn cung cấp sẽ không đổi. Việc giới hạn kích thước ấn bản của bộ sưu tập sẽ làm tăng thêm yếu tố khan hiếm, đánh giá cao giá trị trong quá trình này. Tuy nhiên, đây không phải là quy tắc cho mọi bộ sưu tập ngoài kia.

Ví dụ, các dự án lai tạo như Avastar, một bộ sưu tập của 25,200 mảnh Thế hệ 1 với không một bản sao nào, sẽ cho phép người nắm giữ có thể kết hợp các đặc điểm trong hai hay nhiều mảnh để tạo ra một NFT hoàn toàn mới. Mặc dù nguồn cung tăng lên, những NFT được kết hợp sẽ được gắn nhãn là bản sao hoặc Gen-2, phân biệt rõ ràng giữa 2 loại. Đây là một khía cạnh cực kỳ quan trọng phải được xem xét. Trong khi một số bộ sưu tập nhất định sẽ mở rộng nguồn cung của chúng, các phần NFT ban đầu phải được phân biệt bằng cách nào đó với phần còn lại.

2.6 Sự bành trướng sang những nền công nghiệp khác

Cho đến nay, chúng tôi đã giải quyết các yếu tố hoặc các yếu tố có thể đạt được hầu hết đối với các dự án đại diện NFT.

Họ đã tạo ra những cộng đồng thực sự có chung sở thích, và trong một số trường hợp hõ sẽ trao những phần thưởng hữu hình.

Mặc dù đúng là những dự án đại diện này là động lực chính đằng sau hội chứng cuồng NFT cuối cùng, vẫn có những danh mục khác đang giúp NFT tạo được tiếng vang trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Games Level-up

Tham gia các trò chơi được hỗ trợ bởi blockchain. Họ có thể cách mạng hóa trò chơi truyền thống, một ngành công nghiệp tạo ra $114 tỷ doanh thu hàng năm, theo Statista.

Đầu tiên là câu chuyện về chơi game kiếm tiền, và thứ 2, là quyền sở hữu được NFT cho phép trong các game blockchain. Lần đầu tiên, người chơi sẽ có quyền sở hữu thực sự và toàn quyền kiểm soát tài sản của họ trong trò chơi.

Như các chi tiết trong báo cáo của DappRadar's August Industry, những game nền tảng blockchain đang thúc đẩy việc sử dụng trong ngành công nghiệp. Các ví hoạt động duy nhất tương tác với Dapps game được đo là 747,000 , tăng 64% so với con số trong tháng 7. Việc so sánh số liệu sử dụng trò chơi cụ thể này với các danh mục ngang hàng khác như DeFi hoặc NFT tự sưu tầm, cho thấy rõ ràng cách các trò chơi đứng sau sự gia tăng mới nhất về số lượng ví duy nhất được kết nối với dapp blockchain.

Trên thực tế, xem xét chi tiết khối lượng giao dịch kỷ lục NFT trong tháng 8,18% đến từ các bộ sưu tập trong trò chơi, NFT có thể được sử dụng trong các trò chơi blockchain.

Nhìn chung, không gian chơi game được kỳ vọng trở thành một thị trường lớn hơn. Axie Infinity, một tựa game chơi kiếm tiền được phát triển bởi studio Sky Mavis của Việt Nam phát triển, đã thực sự thu hút được hơn 1.5 triệu người chơi trên toàn cầu mỗi ngày. Illuvium đang chuẩn bị được giới thiệu vào cuối năm trong Immutable X, một giải pháp Layer 2 của Ethereum, và Star Atlas, một game chạy trên Solana, cũng đang được thổi phồng.

Và tất nhiên, có những metaverse, một không gian tập trung để trở thành nơi mà các cá nhân tạo ra, giao dịch và giao lưu trong một thực tế ảo. Các dự án trò chơi quan trọng trong metaverse bao gồm Decentraland, The Sandbox, Blankos Block Party, Ember Sword, Somnium Space giữa một số dự án khác.

Nghệ thuật trở thành kỹ thuật số

Nghệ thuật là một trong những ứng dụng phù hợp nhất cho NFT. Sự kết hợp lý tưởng. Một mặt, NFT được xây dựng để chứng minh tính xác thực, một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong các tác phẩm nghệ thuật. Mặt khác, các thị trường nơi NFT được giao dịch, là kịch bản hoàn hảo để một nghệ sĩ được công nhận. Tận dụng không gian kỹ thuật số này, đồng thời, có một cách đáng tin cậy để quản lý tiền bản quyền.

Nghệ thuật trong NFT tồn tại ở những hương vị khác nhau. Có những tác phẩm 1/1, hoặc là duy nhất. Hãy nghĩ về bức họa Mona Lisa, hay các tác phẩm nghệ thuật của Beeple. Chúng chỉ tồn tại 1 bản duy nhất và không được sao chép.

Ngoài ra, còn có Generative Art, một cách mới trong việc sản sinh nghệ thuật. Trong việc xây dựng nghệ thuật, nghệ sĩ (hay lập trình viên) hướng dẫn một chương trình chạy mã chỉ định các đặc điểm duy nhất cho các mẫu được xác định trước. Loại hình nghệ thuật này hay NFT đã trở nên được thèm muốn đến mức những tác phẩm đó đã được bán với giá lên tới $5.68 triệu. Một số ví dụ về các dự án nghệ thuật tổng hợp là Art Blocks và Lara Labs's Autoglyphs.

Sự kết hợp mô phỏng giữa thể thao và NFT

Nền công nghiệp thể thao rất lớn, đặc biệt ở Mỹ. Theo Nghiên cứu thị trường đã được xác minh, ngành công nghiệp thẻ giao dịch thể thao toàn cầu trị giá $13.82 tỷ trong năm 2019. Một trong những hiệp hội thể thao quan trọng nhất trên thế giới đã nhận ra cơ hội to lớn đang chờ được thực hiện.

Vào tháng 7 năm 2019, NBA đã bắt đầu liên doanh với Dapper Labbs, công ty blockchain đằng sau CryptoKitties. Điều này đánh dấu sự bắt đầu của NBA Top Shot, một dự án NFT khởi chạy trên dòng chảy blockchain. Bắt đầu từ tháng 2 năm nay dự án trở nên rõ ràng. Giữa tháng 2 và tháng 3 năm 2021, Top Shot thu về hơn $432,36 triệu trong 2.56 triệu giao dịch.

Nếu Bóng rổ có nền tảng NFT chính thức, bóng đá sẽ không tụt lại phía sau. Tham gia Sorare, một nền tảng bóng đá ảo cho phép người chơi có thể giao dịch và quản lý team ảo dựa trên những thẻ cầu thủ được giới thiệu bởi NFT. Trong trò này, quản lý ảo có tất cả quyền kiểm soát cầu thủ của họ, trái ngược với các nền tảng giả lập truyền thống. Nguồn cung thẻ của Sorare bị giới hạn, thêm vào 1 lớp chiến thuật khác cho trò chơi. Trong khi Sorare chưa chạm tới đẳng cấp của Top Shot, một vài thẻ cầu thủ Sorare đặc biệt như thẻ của Ronaldo hoặc của Mbappe có trị giá 10 ngàn đô.

Hơn nữa, dự án bộ sưu tập thể thao đã thu được một lượng tiền lãi đầu tư rất tốt. Dapper Labs công bố quỹ tài trợ $250 triệu, trong khi dự án NFT trụ sở tại Pháp Sorare huy động được quỹ $680 triệu dẫn đầu bởi Softbank.

Nhìn chung, ngành công nghiệp thể thao được thể hiện tốt trong phạm vi NFT. Ethernity Chain, một blockchain chuyên về NFT, cung cấp một danh sách lớn các bộ sưu tập huyền thoại trong giới thể thao bao gồm Pele, Muhammad Ali, Lionel Messi và Dan Marino.

Nguồn: 'Messiverse' bởi Lionel Messi

Những nhãn hiệu thời trang tham gia cơn sốt NFT

Ảnh đại diện là những sinh vật sống thực sự của metaverse. Trang phục và những phụ kiện trong game có tầm quan trọng lớn đối với người chơi. Một ví dụ rõ ràng là những game miễn phí như Fornite, cho phép người chơi tùy chỉnh ảnh đại diện của họ. DMarket, một nền tảng giao dịch những vật phẩm mặc trong game, ước tính thị trường trị giá $40 tỷ mỗi năm.

Với thị trường rất lớn, người chơi và những người đam mê NFT khao khát đạt được cấp độ độc quyền tiếp theo, metaverse có thể trở thành một công cụ tạo ra giá trị thực sự cho ngành công nghiệp thời trang. Và sự hiện diện của những gã khổng lồ thời trang này đã được nhận ra. Vào tháng 8, Burberry và Blankos Block Party, bắt tay vào thiết kế một bộ NFT bao gồm các nhân vật và phụ kiện. Bộ sưu tập 2.250 NFT đã được bán hết trong vòng chưa đầy 1 phút.

Trong khi Burberry là hãng thời trang đầu tiên hợp tác trực tiếp với một dự án metaverse, một số đồng nghiệp của nó đã và đang tiến hành. Vào tháng 6, gã khổng lồ ngành thời trang Gucci đã bán đấu giá NFT chính thức đầu tiên của họ với giá $20.000, một bộ phim ngắn lấy cảm hứng từ bộ sưu tập Thu/ Đông 2021. Gần đây nhất, Dolce & Gabbana đã tiếp tục tạo ra bộ sưu tập NFT chín sản phẩm, với sự hợp tác của UNDX, một thị trường được tuyển chọn chuyên về các mặt hàng xa xỉ và văn hóa.

Tiến tới chính thống

Sự ảnh hưởng bởi công nghệ blockchain, đặt biệt là NFT, đã vươn tới tầm cao mới. Tác động đã cảm thấy rất rõ ràng, đến mức các thương hiệu lớn trên tất cả các ngành công nghiệp đã thể hiện sự quan tâm của họ để trở thành một phần của không gian. Vào tháng 8, Coca-Cola đấu giá trang phục NFT có thương hiệu có thể đeo ở Decentraland. Từ từ, các tổ chức voi ma mút đang để lại dấu chân của chúng trong không gian.

Và không chỉ các thương hiệu tung ra một bộ sưu tập hoặc bán đấu giá một tác phẩm quý hiếm. NFT đã quản lý để thu hút sự chú ý của các công ty đầu tư quan trọng và thậm chí cả các tổ chức tài chính. Ví dụ, Three Arrows Capital, một quỹ đầu cơ có trụ sở tại Singapore, đã công bố vào cuối tháng 8 về việc thành lập Starry Night. Nhiệm vụ của Starry Night sẽ là "tập hợp những bộ sưu tập NFT tốt nhất trên thế giới".

Vào ngày 23 tháng 8, Visa, gã khổng lồ trong xử lý thanh toán, đã thông báo qua Twitter về việc mua CryptoPunk #7610 với giá $150,000. Thông báo đã thu hút các tiêu đề trên khắp các phương tiện truyền thông quan trọng. Cuối cùng, vào tuần trước, Sotheby's đã bán đấu giá 101 tác phẩm từ bộ sưu tập BAYC với giá $24 triệu.

Nhìn chung, khán giả chính thống sẽ giúp không gian NFT củng cố giá trị của nó. Trong khi NFT vẫn còn giống như một không gian non trẻ, nhưng không quá xa vời khi nghĩ rằng nó sẽ đạt đến những con số được thấy trong các danh mục blockchain khác như DeFi.

Con đường phía trước

Hiện tại, nền công nghiệp blockchain vẫn còn rất mới. Ngay bây giờ, nhu cầu mạnh mẽ đủ để cân bằng nguồn cung ngày càng tăng. Nhiều dự án NFT có thể không giữ giá trị trong dài hạn. Tuy nhiên nhóm NFT dapps hoạt động tốt nhất sẽ trở thành 1 phần của ngành công nghiệp trong tương lai.

Một vài dự án NFT đang thưởng cho chủ sở hữu những tiện ích không tưởng, và những dự án khác đã chứng minh được sức mạnh của việc xây dựng cộng đồng vững mạnh. Sau cùng, những bộ sưu tập này đang trở thành những thương hiệu được công nhận ngoài chuỗi.

Tầm ảnh hưởng đã phát triển lớn đến mức những ngành công nghiệp quan trọng như thể thao hay thời trang đều muốn trở thành 1 phần của bối cảnh đang phát triển này. Và điều quan trọng hơn, các tổ chức lớn đã nhìn thấy giá trị đầu tư thực sự trong nó.

Quyền sở hữu thực sự mà NFT cấp sẽ mở khóa nhiều ứng dụng. Vé NFT sẽ trở thành NFT đối phó với hành vi vi phạm bản quyền. Những file âm nhạc bảo vệ người nghệ sĩ dưới dạng NFT. NFT có thể mang lại lợi nhuận có thể trở nên phù hợp như các sản phẩm tài chính hiện tại. Trông giống như chúng ta đang hướng tới một thực tế ảo không thể ngăn cản, tương tự như những gì Ernest Cline mô tả trong cuốn tiểu tuyết của mình Ready Player One - nơi các tài sản thực trong cuộc sống sẽ được chuyển hóa. Bong bóng nào sẽ vỡ trước là một câu hỏi rất thách thức.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.