Hướng dẫn kỹ thuật về Blockchain

Nội dung về hướng dẫn kỹ thuật về cách thức Blockchain vận hành này có lẽ sẽ không hấp dẫn với nhiều độc giả. Phần này chúng tôi sẽ thảo luận về những phương diện nâng cao như hàm băm và mật mã học liên quan đến Blockchain.

Nếu bạn không quá quan tâm đến mật mã học đằng sau Blockchain, bạn có thể bỏ qua bài viết này rồi đọc lại sau.

Danh sách tham khảo và bảng thuật ngữ sau bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về Blockchain, Bitcoin, Ethereum và các hợp đồng thông minh mà có thể bạn quan tâm.

1. Chỉ Dẫn Kỹ Thuật Về Cách Thức Hoạt Động Của Blockchain

Chỉ dẫn này sẽ tập trung vào cách thức hoạt động của Blockchain Bitcoin vì đây là Blockchain nguyên bản mà tất cả các Blockchain khác đều được xây dựng dựa trên nền tảng này cũng sẽ hoạt động theo cách tương tự.

Blockchain Bitcoin sử dụng thuật toán SHA-256. Thuật toán SHA-256 sinh ra các mã băm 256-bit kích thước ổn định và độc nhất. Một mã băm tương tự như một mã bí mật sử dụng phương thức mã hóa nhằm ẩn giấu dữ liệu theo cách mà gần như không thể giải mã nếu không được cấp quyền.

Mã băm được tạo ra luôn có cùng độ dài. Bất kể bạn đưa vào một từ hay cả cuốn sách, bạn sẽ vẫn thu được một mã băm có độ dài không đổi đối với mọi khối lượng dữ liệu đầu vào.

Nếu bạn thay đổi một ký tự thì mã băm sẽ thay đổi hoàn toàn. Mã băm xuất hiện ngẫu nhiên mà không liên quan đến dữ liệu đầu vào. Gần như không thể tìm ra thông điệp ban đầu từ mã băm trừ phi bạn biết thông điệp ban đầu hoặc khóa cá nhân.

Dưới đây là một số ví dụ về mã băm sinh ra từ những từ và cụm từ khác nhau:

Mã băm của từ "Blockchain" với chữ B viết hoa:

b3f4e9b8455ea3ea20e60aae2cad91d8412a53bc4f3834e3152f776eb4b44d4c

Mã băm của từ "Blockchain" với chữ b viết thường:

154a5318f688615ba779541d8753e0b7047f5b a4b5cd7676d124008201803e73

Mã băm của từ "Blockchain" với chữ "block" và "chain" viết cách:

7ef554758e1810b1dec1f43ef6c2d0ff105b63987561fdb4f352d9433d231457

Đây là toàn bộ nội dung vở kịch Romeo và Juliet của Shakespeare với 20.000 từ:

e807d23c1ff8e4ba4aa4542d35082e28f9f580407ca6031a34bc1eff424fd37a

Trong các ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng không thể xác định được dữ liệu đầu vào từ mã băm sinh ra. Cũng rất rõ ràng rằng một thay đổi nhỏ, chẳng hạn như một ký tự viết hoa thành viết thường, hay thêm khoảng cách sẽ khiến mã băm phát sinh thay đổi lớn.

2. Giao Dịch Băm Trong Blockchain

Các ví dụ trên đã chỉ rõ rằng mã băm sinh ra không có mẫu xác định độ dài của văn bản hay loại dữ liệu đầu vào. Các ví dụ trên không chứa các giao dịch, vì thế trong ví dụ tiếp theo chúng ta sẽ ví dụ về giao dịch rồi chuyển sang mã băm. Sau khi mã băm sinh ra, chúng ta sẽ liên kết các mã này vào một Blockchain.

Khối đầu tiên trong Blockchain là khối 0, hay còn gọi là khối nguyên thủy.

Khối 0:

Khối đầu tiên của giao dịch sẽ chứa nội dung:

Tuấn nhận 100 bitcoin
Thảo nhận 50 bitcoin
Phương nhận 10 bitcoin

Mã băm 0 = 0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f

Khối 1:

Khối giao dịch thứ hai sẽ chứa các giao dịch sau:

Tuấn gửi Thảo 50 bitcoin
Thảo gửi Phương 10 bitcoin

Mỗi giao dịch sẽ được chủ tài khoản gửi Bitcoin xác nhận bằng một khóa cá nhân. Mạng lưới sẽ không thể thấy được khóa cá nhân nhưng họ có thể kiểm nghiệm khóa cá nhân được cấp quyền gửi Bitcoin đã sử dụng.

Khối sẽ còn chứa mã băm của khối trước:

0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f

Một số được gọi là "Nonce" (số được dùng một lần) cũng sẽ có trong đó. Số này là đáp án cho mảnh ghép mà một thợ đào phải giải để bổ sung được một khối hợp lệ trên Blockchain và nhận được phần thưởng.

Mã băm 1 = 0000ed29ee4097b79e194adb355 b18c500a900ffb3a1670dec4673eac2abdd07

Khối 2:

Khối giao dịch thứ ba sẽ chứa các giao dịch đã được xác nhận phía dưới, cùng với mã băm của khối trước đó và tham số Nonce:

Thảo gửi Phương 20 bitcoin
Tuấn gửi Thảo 20 bitcoin

Mã băm 2 = 0000d5cada28a39cb0511cc871d550fe0c4ba704a93ad33db378936c6ab40caf

Khối 3:

Khối giao dịch thứ tư sẽ chứa các giao dịch đã được xác nhận dưới đây và mã băm của khối trước đó cùng với tham số Nonce:

Phương gửi Tuấn 10 bitcoin
Thảo gửi Tuấn 20 bitcoin

Mã băm 3 = 00001bbd6491304360d142bd5f32610214937c263b0bc6c44b3ac04574b62d4c

3. Tạo Blockchain

Từ những ví dụ trên, chúng ta có 4 mảnh dữ liệu được chuyển về mã băm. Lúc này, chúng ta có thể thêm các mã băm đó vào các khối và tạo thành một Blockchain liên kết chúng với nhau:

Khối đầu tiên trên Blockchain sẽ có mã băm:

0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f

Đây là "khối 0", hay "khối nguyên thủy", không tồn tại khối trước đó trên Blockchain mà khối này cần liên kết.

Khối thứ hai trên Blockchain là "Khối 1" và sẽ liên kết với mã băm của khối nguyên thủy.

Mỗi khối được bổ sung vào Blockchain sẽ liên kết với mã băm của khối trước trong phần đầu, kết nối chúng với nhau như một chuỗi. Từ các giao dịch ví dụ trên, chúng ta có thể tạo ra một Blockchain như sau:

Khối 0 - Khối nguyên thủy:

Mã khối trước: 0 - không có khối trước đó: Mã của khối 0:

0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f

Khối 1:

Mã băm của khối trước đó (Khối 0):

0000641727781545e50c0235823c9ae0785d419499cc5a5dcdff2332a53f0f7f

Mã băm của khối 1:

0000ed29ee4097b79e194adb355b18c500a900ff b3a1670dec4673eac2abdd07

Khối 2:

Mã băm của khối trước đó (Khối 1):

0000ed29ee4097b79e194adb355b18c500a900ffb3a1670dec4673eac2abdd07

Mã băm của khối 2:

0000d5cada28a39cb0511cc871d550fe0c4ba704a93ad33db378936c6ab40caf

Khối 3:

Mã băm của khối trước đó (Khối 2):

0000d5cada28a39cb0511cc871d550fe0c4ba704a93ad33db378936c6ab40caf

Mã băm của khối 3:

00001bbd6491304360d142bd5f32610214937c263b0bc6c44b3ac04574b62d4c

Trên đây là ví dụ cơ bản về việc thiết lập một Blockchain. Mỗi nhóm giao dịch được chuyển thành một mã băm, kết hợp với mã băm của khối trước đó và một bộ số mà các thợ đào giải được. Mã băm được bao hàm trong phần đầu của khối tiếp theo, liên kết với mỗi khối mới vào khối trước đó.

Chúng ta có thể bám theo các giao dịch từ khối hiện tại ngược trở về khối nguyên thủy để tìm hiểu những gì đã diễn ra trong Blockchain.

4. Thay Đổi Blockchain

Như chúng ta đã thấy trong ví dụ về việc tạo mã băm, mọi thay đổi nhỏ trong văn bản đều sẽ tạo ra một mã băm hoàn toàn mới.

Đây là cách thức Blockchain hoạt động khiến việc thực hiện hành vi gian lận bằng cách thay đổi giao dịch trong các khối trước là gần như không thể.

Trong khối 1, gồm có những giao dịch sau:

Tuấn gửi Thảo 50 bitcoin
Thảo gửi Phương 10 bitcoin

Nếu Phương muốn thao túng Blockchain và thay đổi giao dịch đó để Thảo gửi cho cô ta 20 bitcoin chứ không phải 10 bitcoin. Đó sẽ chỉ là một thay đổi nhỏ xíu bằng cách sửa lại số 1 trong giao dịch đó.

Loại sửa đổi này có thể dễ dàng diễn ra trong cơ sở dữ liệu tài chính hiện nay, nơi một con số, do vô tình hay cố ý, có thể bị nhập sai mà không được phát hiện ra.

Trong Blockchain, việc thay đổi một con số sẽ tạo nên một mã băm hoàn toàn mới cho khối giao dịch đó.

Mã băm nguyên thủy của khối là:

0000ed29ee4097b79e194adb355b18c500a900ff b3a1670dec4673eac2abdd07

Mã băm mới của khối là:

0000f3e9eda5e3f8782c5051068935abcd710ff d5fecb7fe7eaa6a57f8aa1208

Vì mỗi khối trong Blockchain kết nối với khối liền trước, phần đầu của mã băm trong khối 2 cũng cần được thay đổi để nó chứa được mã băm mới của khối 1 sinh ra do giao dịch thay đổi.

Điều này sẽ thay đổi mã băm của khối 2, tức là phần đầu mã băm của khối 3 cũng cần thay đổi để liên kết với mã băm mới của khối 2.

Tình trạng này sẽ tiếp tục xảy ra lần lượt tới khối mới nhất trên Blockchain cho đến khi toàn bộ mã băm của các khối đều thay đổi.

5. Xác Thực Trên Blockchain

Cứ 10 phút sẽ có một khối mới được thêm vào trên Blockchain Bitcoin. Nhiều Blockchain khác thêm một khối nhanh hơn hẳn. Để thay đổi một giao dịch trong một khối, mỗi khối phải được đào lại bằng mã băm mới nhanh hơn tốc độ toàn bộ mạng lưới đang thêm khối.

Điều này có lẽ khả thi với một số khối mới đưa vào, nhưng thường thì cứ 6 khối được thêm vào trên một khối giao dịch, việc thay đổi các giao dịch trong một khối, về mặt tính toán, sẽ trở nên không thể thực hiện được.

Một khối mới được đưa vào trên một khối liền trước sẽ được coi là một xác nhận rằng khối giao dịch liền trước hợp lệ và sẽ không đổi. Và 6 khối phía trên sẽ là 6 xác nhận đồng thời đưa ra đủ độ tin cậy để biết rằng giao dịch trước 6 khối đó sẽ không bị sửa đổi hoặc đảo chiều.

6. Chỉ Tiêu Độ Khó Trên Mạng Lưới Bitcoin

Các băm được đưa ra trong ví dụ trên có nhiều số 0 đằng trước. Một khối chỉ có thể được thêm vào Blockchain Bitcoin nếu mã băm thấp hơn băm chỉ tiêu của mạng lưới.

Các ví dụ dưới đây có thể khá chuyên môn, nhưng hãy tưởng tượng nó như trò tung xúc xắc ngẫu nhiên. Một con xúc xắc có các số từ 1 tới 6, nếu bạn chọn số 6 làm chỉ tiêu, thì bất cứ ai tung xúc xắc được số nhỏ hơn 6 đều có thể thêm một khối vào Blockchain.

Con số chỉ tiêu càng thấp, việc tung xúc xắc để có số nhỏ hơn càng khó vì sẽ có ít lựa chọn được chấp nhận hơn. Nếu số chỉ tiêu là 2, chỉ người tung được xúc xắc vào số 1 mới có thể thêm một khối vào Blockchain. Như thế, để tung được con số này sẽ tốn nhiều thời gian hơn, vì thế khi số người tham gia tung xúc xắc tăng, con số chỉ tiêu sẽ giảm xuống để giữ nguyên tốc độ thêm khối vào Blockchain.

Trong ví dụ về Blockchain trước, mã băm của khối 3 có bốn con số 0 như sau:

00001bbd6491304360d142bd5f32610214937c263b0bc6c44b3ac04574b62d4c

Nếu chỉ tiêu mạng lưới là năm con số 0 và số 5, tức là 000005, thì mã băm chỉ hợp lệ khi nó nhỏ hơn 000005, nếu không nó sẽ không được coi là khối hợp lệ trong Blockchain.

Ví dụ mã băm chỉ tiêu:

000005d6b56a86dd37a43d070fe7eb7e59cf6026f7f1f5f14286f11a3ab151c9

Ví dụ mã băm chấp nhận được:

Năm số 0 và số 4:

000004e13ccc4e31d500b52bc226dc4abb4627 c383beaef6f4da90a61b7994f0

Bảy số 0 và một số khác:

000000022b64fdf30dd4f28a50b542345b9750 ee24a3467423acdb66dea27e4ff55

Tám số 0 và một số khác:

000000004a4a2e623f745df50e97e62c9e854d07b0eef79a07ddad848c780133

Ví dụ mã băm bị loại:

Ba số 0 và một số khác:

0005f765f3c32e5e911ca18e136746daa0befff8 a6d7aa48fa487debd959a69d507f

Bốn số 0 và một số khác:

00001c8d7349aea0dd4acf2d16cb5f575035a9ea80b080f751c832dfb97223043ab3f

Năm số 0 và số 6:

000006a3842a3742929149840eb13f8343bb9c332a1c95e9c20f9e20692fe45e24f

Đây là ví dụ nâng cao từ ví dụ tung xúc xắc, nhưng cách thức sử dụng cũng tương tự khi tập hợp số lớn hơn nhiều.

7. Khai Thác Khối

Tham số Nonce là số bao hàm trong khối mà khi được băm, nó sẽ sinh ra một mã băm thấp hơn mã chỉ tiêu để được chấp nhận đưa vào Blockchain.

Một số tạo ra một mã băm hợp lệ thấp hơn chỉ tiêu mạng lưới hiện thời là mảnh ghép mà các thợ đào phải giải đáp để thêm được một khối vào Blockchain và nhận được phần thưởng.

Các thợ đào chọn những giao dịch nổi bật để đưa vào khối kế tiếp được bổ sung trên Blockchain cùng với dữ liệu nhận và gửi giao dịch. Đồng thời còn bao hàm cả mã băm của khối liền trước, chỉ tiêu độ khó hiện thời của mạng lưới, Cây Merkle Gốc, địa chỉ Blockchain để trả thưởng và nhãn thời gian.

Khi thêm giao dịch vào một khối, một thợ đào có thể chọn bất cứ cách kết hợp các giao dịch nổi bật nào đang chờ được đưa vào Blockchain. Thông thường, họ sẽ chọn các giao dịch có mức phí cao nhất đi kèm vì như thế thợ đào có thể nhận được số phí đó kèm theo phần thưởng khối nếu họ thêm được một khối vào Blockchain.

Như đã trình bày trong các ví dụ trên, mã băm sinh ra ngẫu nhiên và không có mối liên hệ nào với nội dung dữ liệu nhập. Các thợ đào không biết mã băm sẽ là gì cho đến khi họ tạo được mã băm.

Họ chỉ có thể bổ sung một khối vào Blockchain nếu mã băm họ tạo ra thấp hơn mã băm chỉ tiêu của mạng lưới. Để đạt được kết quả này, họ thêm một con số cùng với giao dịch và mã băm của khối liền trước sau đó tạo một mã băm.

Nếu mã băm sinh ra thấp hơn chỉ tiêu mạng lưới, họ có thể đưa nó vào Blockchain. Nếu mã băm cao hơn chỉ tiêu mạng lưới, họ có thể thay đổi tham số Nonce rồi thử lại. Không có cách xác định mã băm là gì, vì thế quá trình tạo số chỉ là ước đoán ngẫu nhiên.

Các thợ đào tìm ra con số mà khi kết hợp với các giao dịch nổi bật sẽ tạo nên một mã băm thấp hơn chỉ tiêu mạng lưới, họ có thể thêm một khối vào Blockchain.

Các thợ đào thêm được một khối hợp lệ vào Blockchain sẽ nhận được phí giao dịch và phần thưởng khối.

Ngay khi con số được tìm ra, tất cả các máy tính khác trong mạng lưới có thể thêm số đó vào dữ liệu giao dịch và xác nhận số đó hợp lệ. Con số ngẫu nhiên này rất khó tìm, nhưng lại rất dễ kiểm nhận xem có hợp lệ không.

Khối hợp lệ được thêm vào Blockchain thì tất cả các máy tính trong mạng lưới sẽ cập nhật phiên bản Blockchain mới nhất có kèm khối mới vào hệ thống của họ.

Các thợ đào sau đó lặp lại quá trình này để thử và thêm khối mới vào Blockchain sao cho nhanh hơn các thợ đào khác trong mạng lưới.

8. Tăng Độ Khó Mạng Lưới

Quá trình tìm ra số phù hợp để tạo ra mã băm hợp lệ là một trò chơi may rủi ngẫu nhiên, tương tự như trò tung xúc xắc. Tốc độ xử lý đóng vai trò to lớn vì một máy tính ước đoán các số càng nhanh, đáp án phù hợp có thể được tìm ra càng mau chóng.

Mạng lưới Bitcoin được thiết kế để bổ sung một khối vào Blockchain cứ 10 phút một lần. Vì nhiều máy tính hơn được thêm vào mạng lưới, công suất tính toán trên mạng lưới càng tăng khiến lượng ước đoán con số phù hợp khả dụng cho mỗi khối càng nhiều. Để đảm bảo rằng thời gian thêm khối duy trì xấp xỉ khoảng 10 phút, chỉ tiêu độ khó được điều chỉnh mỗi 2,016 khối bằng cách điều chỉnh các số nhỏ nhất và số lớn nhất để đưa vào một khối.

Trở lại ví dụ về xúc xắc, một khối hợp lệ chỉ có thể được thêm vào nếu một cá nhân tung xúc xắc ra số nhỏ hơn 3. Nếu một người tung xúc xắc, họ có hai trong sáu cơ hội tung được con số nhỏ hơn 3, tức là dưới chỉ tiêu 3 của mạng lưới và được cho phép thêm một khối vào Blockchain.

Ví dụ, họ có lẽ cần khoảng 10 phút để tung số 1 hoặc 2, vì thế chỉ tiêu mạng lưới để cứ mỗi 10 phút lại thêm một khối được giữ nguyên. Tuy nhiên, nếu một cá nhân khác gia nhập mạng lưới, cũng tung xúc xắc được số nhỏ hơn 3; việc tung xúc xắc ngẫu nhiên ra số 1 hoặc 2 này có lẽ chỉ cần tới một nửa thời gian, đồng thời làm thời gian thêm một khối vào Blockchain giảm đi một nửa.

Do số lượng người thêm vào mạng lưới tăng nhanh hơn sau mỗi 10 phút, mạng lưới sẽ điều chỉnh chỉ tiêu từ 3 xuống 2, vì thế một khối hợp lệ chỉ được chấp nhận khi nhỏ hơn số 2.

Có hai trong sáu cơ hội thu được số phù hợp, nhưng số người trong mạng lưới tăng gấp đôi, vì thế chỉ tiêu lại giảm bớt và lúc này chỉ còn một trong sáu cơ hội để thu được số phù hợp. Điều này sẽ tăng gấp đôi thời gian để đạt được chỉ tiêu này, tức là sẽ điều chỉnh thời gian khối đưa vào mạng lưới quay về 10 phút.

Blockchain Bitcoin hoạt động theo cách thức tương tự, vì nhiều máy tính được thêm vào mạng lưới, độ khó được điều chỉnh bằng cách giảm bớt chỉ tiêu mạng lưới. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có ít mã băm hợp lệ được chấp nhận và loạt số cần ước đoán nhiều hơn mới có thể tạo nên một khối với mã băm hợp lệ.

9. Những Vấn Đề Về Bằng Chứng Xử Lý

Cách thức tính toán số phù hợp để một mã băm hợp lệ được gọi là Bằng Chứng Xử Lý, vì nó cho biết các nguồn lực và công suất máy tính được đóng góp vào mạng lưới khi thêm một khối.

Các thợ đào được thưởng vì đóng góp công suất tính toán, điện năng và nhiều nguồn lực khác vào mạng lưới bằng khoản thanh toán cho mỗi khối mà họ bổ sung thành công vào mạng lưới, được gọi là "phần thưởng khối". Các thợ đào còn nhận được phí giao dịch cho mỗi khối mà họ thêm vào, đây chính là lý do mà họ có xu hướng chọn lựa những giao dịch có mức phí cao.

Phương thức Bằng Chứng Xử Lý yêu cầu công suất tính toán và điện năng lớn. Mạng lưới Bitcoin lớn mạnh hơn gấp 10.000 lần so với công suất của 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới gộp lại, nhưng hầu như công suất tính toán đó được dùng cho mục tiêu tạo ra các số ngẫu nhiên.

Vấn đề chính của phương thức này là nó vô cùng lãng phí nguồn lực vào việc thực hiện một chức năng mà có vẻ như vô nghĩa và không cần thiết để mạng lưới Blockchain hoạt động.

Hãy suy nghĩ một lát, tồn tại một mạng lưới máy tính mạnh hơn hầu hết các siêu máy tính trên thế giới gộp lại. Nhưng thay vì xử lý những vấn đề tầm cỡ thay đổi thế giới, nó lại được sử dụng vào việc ngẫu nhiên tạo số. Vấn đề lố bịch này là lý do tại sao nhiều người chỉ trích sự tốn kém của phương thức Bằng Chứng Xử Lý mà Blockchain Bitcoin đang sử dụng.

Có nhiều phương thức khác như Bằng Chứng Cổ Phần, Bằng Chứng Dung Lượng, Bằng Chứng Hoạt Động, Bằng Chứng Cháy có thể được sử dụng để thay thế. Những phương thức này sẽ không được bàn luận cụ thể, nhưng cần chú ý rằng có nhiều phương án thay thế cho Bằng Chứng Xử Lý đang được nhiều Blockchain khác sử dụng.

Nền tảng Ethereum sử dụng mạng lưới để vận hành các ứng dụng phi tập trung, giúp sử dụng công suất tính toán hiệu quả hơn. Ethereum còn đang chuyển từ Bằng Chứng Xử Lý sang Bằng Chứng Cổ Phần trên Blockchain Ethereum.

10. Độ Bảo Mật Của Mạng Lưới Blockchain

Một trong những đặc trưng bảo mật đáng kể của Blockchain phi tập trung là mọi người đều có thể truy cập và tất cả bản sao lưu đều được cập nhật trên toàn mạng lưới.

Đặc điểm này đóng vai trò to lớn trong việc đảm bảo rằng không có cơ sở dữ liệu tập trung nơi mà Blockchain có thể bị một kẻ gian lận thao túng.

Mọi người có thể thêm một khối vào Blockchain nhưng đa số thành viên mạng lưới phải chấp nhận khối đó hợp lệ hay không.

Ngay khi một khối mới được chấp nhận là hợp lệ, nó sẽ được thêm vào Blockchain, toàn bộ các bản sao lưu của Blockchain trên cả mạng lưới đều được cập nhật và khối tiếp theo sẽ được bổ sung vào trên khối đó.

Nếu một người cố gắng ngụy tạo giao dịch, giao dịch đó sẽ không thể tương thích với những bản sao lưu còn lại của Blockchain và sẽ không được mạng lưới chấp nhận.

11. Tấn Công Quá Bán Và Phân Nhánh Trong Blockchain

Tấn Công Quá Bán đã được đề cập trong bài viết bên dưới, nó là một trường hợp về lý thuyết khi mà một người dùng nắm được quyền kiểm soát trên 50% mạng lưới. Và bằng cách kiểm soát trên 50% mạng lưới, người đó có thể quyết định giao dịch nào và khối nào là hợp lệ và toàn bộ phần còn lại của mạng lưới sẽ được cập nhật bản Blockchain của họ.

Nhược điểm của công nghệ Blockchain
Có rất nhiều đồn thổi xoay quanh khả năng của các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain. Blockchain chỉ là một hình thức dữ liệu mới, không phải một giải pháp quyền năng như thường bị phóng đại.

Phân Nhánh là tình trạng khi một lượng lớn người dùng trên một mạng lưới bất đồng với một thay đổi trong mạng lưới, thay đổi đó có thể là giao dịch và khối được bổ sung hoặc chức năng của mạng lưới.

Sự bất đồng này tạo nên sự phân nhánh trong Blockchain khi mà một số thành viên tách ra và dùng công suất tính toán của họ để vận hành một Blockchain mới phân ra từ Blockchain ban đầu.

Những phân nhánh chính trong Blockchain xảy ra với Ethereum và nhiều đồng tiền ảo khác. "Ether" và "Ether classic" là hai Blockchain riêng rẽ được tạo ra từ Blockchain Ethereum ban đầu; tuy nhiên, vì một sự bất đồng, một phần mạng lưới Ethereum tách ra và sử dụng nguồn lực của họ cho một phiên bản Blockchain khác.

12. Tổng Kết

Chương này đã cung cấp những hiểu biết cụ thể hơn về mặt kỹ thuật cách thức hoạt động của Blockchain.

Có một số thông tin nâng cao bổ sung về mạng lưới Blockchain mà bạn có thể tìm thấy trong phần nguồn tham khảo dưới đây:

  1. W. Dai, "b-money," http://www.weidai.com/bmoney.txt, năm 1998.
  2. H. Massias, X.S. Avila, and J.-J. Quisquater, "Design of a secure timestamping service with minimal trust requirements," trong 20th Symposium on Information Theory in the Benelux, tháng Năm năm 1999.
  3. S. Haber, W.S. Stornetta, "How to time- stamp a digital document," trong Journal of Cryptology, tập 3, số 2, trang 99-111, năm 1991.
  4. D. Bayer, S. Haber, W.S. Stornetta, "Improving the efficiency and reliability of digital time-stamping," trong Sequences II: Methods in Communication, Security and Computer Science, trang 329-334, 1993.
  5. S. Haber, W.S. Stornetta, "Secure names for bit-strings," trong Proceedings of the 4th ACM Conference on Computer and Communications Security, trang 28-35, tháng Tư năm 1997.
  6. A. Back, "Hashcash - a denial of service counter-measure," http://www.hashcash.org/papers/hashcash.pdf, năm 2002.
  7. R.C. Merkle,"Protocols for public key cryptosystems," In Proc. 1980 Symposium on Security and Privacy, IEEE Computer Society, trang 122-133, tháng Tư năm 1980.
  8. W. Feller, "An introduction to probability theory and its applications," năm 1957.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.