Giữ tư duy mạch lạc

Những người mới tham gia vào cộng đồng crypto thường tìm đến những “nhà đầu tư với thâm niên lâu năm” về crypto với hy vọng có được những nhận định sâu sắc về  thị trường còn đang phức tạp này. Vì vậy, trong bài đăng này, tôi sẽ chỉ cho bạn cách có thể xác định được thị trường trong tương lai.

1. Dự đoán tương lai

Các nhà đầu tư kỳ cựu và thành công trong crypto biết rằng giao dịch crypto là một hoạt động kinh doanh có kết quả mang tính xác suất. Tư duy xác suất đơn giản chỉ là cố gắng ước tính khả năng một kết quả cụ thể nào đó trong tương lai trở thành hiện thực.

Theo sự hiểu biết của tôi, việc nhận định một cách chính xác hoàn toàn thị trường trong tương lai là điều không thể. Thay vào đó, các nhà giao dịch phải dự đoán thị trường trong tương lai bằng cách nhìn thấy mọi trường hợp trong tương lai có thể xảy ra.

Ồ, và bài viết này không phải là lời khuyên về đầu tư. Tôi không phải một dân chuyên và hầu như tôi vẫn gặp nhiều vấp ngã trên con đường của mình giống như cách tôi đã trải qua ở tuổi 13. Tôi chỉ ghi lại và chia sẻ một số suy nghĩ và chúng không có gì là khoa học cả. Tôi cũng như những người khác, chỉ đơn giản như là một đứa trẻ đang bị bịt mắt đi vào rừng và giật mình bởi chính con người của mình.

Dù sao, để minh họa việc này một cách  thực tế thay vì việc tham chiếu qua phim Marvel, chúng ta hãy cùng quay ngược thời gian. Đây là biểu đồ 1D ETHUSD trông như thế tại thời điểm đóng phiên hàng ngày vào ngày 19 tháng 5.

Khi thị trường sụp đổ vào tháng 5, phải mất 8 ngày để Ethereum đi từ khoảng $4400 xuống dưới $1800.

Trong thời gian xảy ra sự cố, bạn có thể xem xét bốn tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Tôi đã tweet về chúng khi chúng tôi bị chia nhỏ dưới $2000.

Trong trường hợp này để mọi chuyện tốt hơn, tôi đã vẽ qua một số các biểu đồ trong tương lai có thể xảy ra (bằng một cách chưa được chuẩn chỉ lắm) đối với mỗi tình huống.

  1. Thị trường đã trải qua một chu kỳ bùng nổ/phá sản khác theo phong cách năm 2017 và mức đỉnh đã đến. Chúng ta có thể mong đợi một mô hình “complacency shoulder” cổ điển của crypto.

2. Thị trường sẽ giảm nhiệt trước khi trải qua bong bóng kép kiểu 2013 và sẽ tăng giá trở lại vào cuối năm.

3. Thị trường sẽ chỉ đi xuống và trải qua một mức rekt [1] gần như chưa từng có.


  1. Trong cộng đồng cryptocurrency, rekt sẽ được sử dụng khi trader bị thua lỗ, chia, hoặc cháy tài khoản ↩︎

4. Thị trường sẽ ngay lập tức phục hồi và tăng vọt lên mức cao mới rất nhanh chóng.


Tất nhiên, có những biến thể nhỏ trong mỗi ý tưởng ở trên, cũng như các kịch bản tiềm năng khác mà tôi không xét tới vì tôi nghĩ rằng chúng quá khó để có thể xảy ra (ví dụ: đi ngang mãi mãi).

Sau khi tính toán tất cả những điều có thể xảy ra, các nhà giao dịch giỏi sẽ đánh giá khả năng họ tin vào từng kịch bản như thế nào. Ở tận cùng của thất bại, chúng có thể có tỉ lệ phần trăm như sau:

  • p(1) = 45%
  • p(2) = 45%
  • p(3) = 5%
  • p(4) = 5%

Trên thực tế, bạn tin rằng kịch bản 1 và 2 có khả năng xảy ra như nhau với tỷ lệ 45% mỗi kết quả và chúng cũng là hai kết quả có khả năng xảy ra cao nhất, nhưng bạn cũng đang cân nhắc rằng trường hợp 3 và 4 cũng có thể xảy ra.

Nếu bạn đánh giá xem giao dịch nào tốt nhất có thể cho mỗi trường hợp ở trên, chúng khá đơn giản để hiểu được :

  • 1 - mua: mua mức thấp và bán mô hình “complacency shoulder”
  • 2 - mua: mua mức thấp và giữ cho tới mức giá mới cao hơn
  • 3 - bán: nó sẽ thực tế về 0
  • 4 - mua: mức cao mới vào cuối ngày

Theo những ước tính này, mua sẽ là giao dịch tốt nhất trong 95% các trường hợp xảy ra. Ước tính có tới 50% cơ hội đạt được mức cao mới, 45% cơ hội sẽ bán được với giá thấp hơn một chút so với mức cao nhất từng có trước đó và 5% cơ hội đạt được mức hoàn toàn khó khăn.

Đặc biệt:

  • 45% cơ hội + 80% pnl (mua $2000 và bán khoảng $3600)
  • 50% cơ hội kiếm được hơn + 100% pnl (mua $2000 và bán trên mức cao mới)
  • 5% cơ hội là -20% pnl (mua $2000, thị trường đạt mức thấp mới, cắt lỗ ở mức $1600)

Bây giờ giao dịch trở nên đơn giản hơn: mua vào ở mức $2000, định mức lại ở gần mốc $3600 và bám sát theo kế hoạch chỉ thoát ra trong trường hợp thị trường đi tới xuống mức thấp mới. Kịch bản thứ nhất 95% có thể xảy ra và tạo ra ít nhất +80%. Kịch bản thử hai chỉ chiếm 5% xác suất xảy ra và chỉ mất có -20%. Điều đó có vẻ đáng để chúng ta mạo hiểm.

Nếu một nhà giao dịch đã hold và chưa thoát ra, trước khi xảy ra sự cố hoặc sớm trong thời gian sụp đổ, họ vẫn có thể sử dụng thông tin và ước tính này để quyết định hold, thay vì hoảng sợ và bán tống bán tháo mức giá thầu của Alameda ở mức thấp.

2. Đồng Doge và Elon

Tôi đã từng nói qua về điều này, nhưng tôi nghĩ nó đâu đó cũng có sự liên quan ở đây.

Elon đã tweet về Doge rất nhiều trong các năm 2019 và 2020. Trong đợt tăng giá này, anh ấy bắt đầu chuyển Doge xuống dưới $0,01 một lần nữa. Tôi thực sự không nhớ chính xác và chắc chắn tôi không quá quan tâm đến bài đăng trên blog này để thực hiện nghiên cứu. Hãy đồng ý rằng nó đã ở mức $0,01 và biểu đồ trông như thế này:

Các kịch bản trong tương lai có thể xảy ra như sau:

  1. Anh ta tiếp tục shilling nó và giá sẽ tăng lên.
  2. Anh ta tiếp tục shilling nó và giá không thể tăng lên được.
  3. Anh ta không shilling nó nữa nhưng  vẫn bơm tiền vào nó.
  4. Anh ta không shilling nó nữa và giá bắt đầu đi xuống.

Tại mức:

  • p(1) = 75%
  • p(2) = 10%
  • p(3) = 7.5%
  • p(4) = 7.5%

Kể từ khi Elon làm điều đó trong suốt năm 2019 và 2020, bạn có thể nói rằng thực sự có khả năng rằng anh ta sẽ dựa vào sự hưng phấn của các thị trường dương và bơm đồng doge hiệu quả hơn một chút.

Tất nhiên, anh ta có thể shilling [1] nó nhưng không hiệu quả trong việc bơm nó. Và anh ta sẽ bị ảnh hưởng bởi một nhóm tuân thủ hoặc một số cố vấn và không tweet về điều đó như anh ấy đã làm vào năm 2019 và 2020


  1. Việc ai đó chủ ý quảng cáo mua một loại cryptocurrency nào đó ↩︎

Trong các tình huống mà nó tăng (p (1 + 3) = 82,5%), một ước tính thận trọng nhưng thận trọng có mức tăng 350% (sẽ là doge đạt 3 hoặc 4 xu). Trong các trường hợp không (p (2 + 4) = 17,5%), có thể bán ở đâu đó giữa mức giá hiện tại và không giữ được mức giá đi ngang trước đó - có thể giảm 50% trong trường hợp xấu nhất.

Theo những ước tính này, có 82,5% cơ hội tạo ra bội số 3-4 lần cho ván cược này và khả năng thua từ trung bình đến nhỏ là 50%. Một lần nữa, nó có vẻ đáng để chúng ta mạo hiểm.

3. Làm thế nào để bạn ước tính được xác suất của một kịch bản? Hay giá có thể tăng hay không?

Tôi đang cố gắng trong việc đơn giản hóa điều này và tôi hứa sẽ không viết về hàm phân phối tích lũy của lợi nhuận hay bất cứ thứ gì, nhưng tôi nghĩ rằng sẽ tốt hơn nếu ta tìm hiểu thêm một số sắc thái trong việc ước tính tương lai và xác suất có thể xảy ra.

Tôi giả định các câu hỏi chính là: Làm thế nào để bạn đưa ra các tình huống tiềm năng và làm thế nào để bạn ước tính khả năng xảy ra của chúng? Thành thật mà nói, bạn chỉ cần đoán. Và bạn hy vọng nó sẽ tốt hơn theo thời gian.

Một cách tốt để tìm hiểu những phỏng đoán của bạn về tương lai đó là nhìn vào những gì đã xảy ra trong quá khứ. Sự phản ánh nhân học này về thị trường và tài sản có thể đưa ra gợi ý về những gì có thể xảy ra trong tương lai, vì quá khứ được tạo ra bởi một nhóm những người có khả năng tương đồng có thể về độ thông minh, hoặc ngu ngốc, sự dễ xúc động và phi lý trí, v.v. như bao người đang tồn tại trong hiện tại.

Bạn có thể hỏi những câu hỏi đơn giản về lịch sử, chẳng hạn như:

  • Đã có mức giảm nào hơn 50% mà không có dấu hiệu sự kết thúc của việc thị trường sẽ tăng giá? Nếu vậy, mức giảm tối đa giữa chu kỳ trước đó là bao nhiêu?
  • Điều gì đã xảy ra sau khi giảm -30% trong quá khứ? Có lý do gì khiến nó khác lần này không?
  • Doge đã hoạt động như thế nào so với Bitcoin trong lịch sử ở các thị trường bull? Một số mục tiêu cao hơn cần duy trì đối với cặp DOGE/BTC là gì?
  • Trong quá khứ, các đồng altcoin bị thổi phồng và được chú ý tới nhiều đã phát triển như thế nào? Biểu đồ của nó trông như thế nào? Có biểu đồ nào  giống với những biểu đồ của các đồng hiện cũng đang bị thổi phồng không?
  • Bitcoin đã tăng bao nhiêu kể từ mốc cao nhất của nó vào năm 2013 cho đến mức tiếp theo vào thời điểm 2017? Con số đó có hợp lý đối với các tài sản có vốn hóa thị trường tương tự như những gì Bitcoin đã làm trong năm 2017 không?
  • Điều gì thường xảy ra khi một tài sản được thêm vào các sàn giao dịch lớn, như Coinbase, Binance, v.v.?

Tất nhiên, lịch sử không lặp lại chính nó. Nhưng Twain có thể cho bạn biết rằng mô hình khớp với dữ liệu lịch sử từ các thị trường liên quan trực tiếp hoặc tiếp tuyến từ đó có thể giúp cung cấp thông tin cho một mô hình ước tính về tương lai: giá có thể đi đến đâu và khả năng xảy ra một kịch bản như thế nào.

Các nhà giao dịch có kinh nghiệm và hiểu rất rõ về thị trường, chính vì vậy thay vì trả lời những câu hỏi đơn giản như trên, họ có nhiều khả năng hỏi những câu hỏi phức tạp hơn đáng kể về quá khứ và những câu hỏi đó sẽ bao gồm nhiều số liệu thị trường hơn. Họ sẽ xem xét những thứ họ thấy đáng tin cậy hoặc có nhiều thông tin như sở thích mở, lưu lượng đặt hàng, hồ sơ khối lượng, entropy. Nhưng đó là cùng một ý tưởng và cách tiếp cận chung ngay cả khi các so sánh với lịch sử ngày càng trở nên phức tạp.

4. Đừng thử điều này ở nhà

Các nhà giao dịch bán lẻ thường không tốt trong việc đánh giá các thuộc tính của tài sản crypto - vì họ không quen với các giá trị công nghệ hoặc tính chất cơ bản, và họ cũng khá tệ trong việc đánh giá các động thái giá của tài sản crypto bởi vì họ không quen với các khái niệm giao dịch, biểu đồ giá cả và thị trường tài chính. Và nếu một nhà giao dịch đang đưa ra các ước tính sai lầm hoặc thiên lệch về những gì có thể xảy ra trong tương lai, thì họ đang tính toán vào các xác suất xấu và có thể mất tất cả tiền của họ.

Thực tế, tôi nghĩ 95% người đọc bài này có lẽ không nên tích cực giao dịch trên thị trường tiền điện tử. Bạn chỉ cần tiếp xúc với loại tài sản phát triển nhanh nhất trong thập kỷ qua là đủ tốt rồi và lợi ích tiềm năng của việc chiến thắng một số giao dịch là không đáng để bạn phải mất quá nhiều tiền vào. Nếu crypto thực hiện được sứ mệnh xã hội của nó, thì vẫn có một lượng lợi nhuận lớn trong dài hạn và tốt hơn là chỉ nên tồn tại hơn là cố gắng tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn.

Tôi sẽ chỉ dành sự quan tâm của bạn tại thời điểm này để khuyến khích rằng bạn nên chấp nhận một chút rủi ro. Làm mọi thứ chậm hơn một chút. Đẩy đi khoảng thời gian “làm giàu nhanh chóng” của bạn, bắt đầu ghi lại một số suy nghĩ xác suất vào các giao dịch hoặc đầu tư của bạn và sau đó suy nghĩ về lý do tại sao bị bạn mất tiền thay vì đi đổ lỗi cho những kẻ thao túng thị trường hoặc Three Arrows Capital.

Dù sao, bài viết này không phải lời khuyên về đầu tư mà chỉ là một số cách của tôi và một số người khác mà tôi đã nói chuyện cùng để suy nghĩ về hành động đối với giá trong ngắn hạn/trung hạn nhằm cố gắng duy trì lý trí. Nhưng Sam [1] nói hãy all-in và anh ấy là một tỷ phú deca nên tôi đang cân nhắc lại mọi thứ.


  1. Sam Bankman-Fried (hay còn được biết đến với tên gọi SBF) đã quá nổi tiếng trên mạng xã hội Twitter, không chỉ với cương vị là CEO của sàn FTX mà còn là vì rất nhiều chuỗi tweet thể hiện quan điểm cá nhân rất thẳng thắn của anh. ↩︎

Theo dõi Otis Report

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.