Đây là một cách để suy nghĩ về sự khác biệt giữa Internet và Blockchain. Kỷ nguyên trước của các giao thức chia sẻ (TCP/IP, HTTP, SMTP, v.v.) tạo ra lượng giá trị không thể đo đếm được, nhưng hầu hết nó được ghi lại và tổng hợp lại ở trên cùng ở lớp ứng dụng, phần lớn ở dạng dữ liệu (Google, Facebook, v.v.). Ngăn xếp Stack[1] của Internet, xét về cách các giá trị được phân phối, bao gồm “thin” protocols (tạm dịch: giao thức[2] “mỏng” và fat application (tạm dịch: ứng dụng “dày”. Khi thị trường phát triển, chúng ta đều biết rằng đầu tư vào các ứng dụng sẽ tạo ra lợi nhuận cao trong khi đầu tư trực tiếp vào các công nghệ giao thức thường tạo ra lợi nhuận thấp.
Mối quan hệ giữa các giao thức và ứng dụng này được đảo ngược trong ngăn xếp stack của ứng dụng blockchain. Các giá trị thường tập trung ở lớp giao thức được chia sẻ và chỉ một phần nhỏ của giá trị đó được phân phối dọc theo lớp ứng dụng. Đó là một stack với các giao thức “dày" và các ứng dụng "mỏng".
Chúng tôi thấy điều này rất rõ ràng trong hai mạng đang thống trị blockchain, Bitcoin và Ethereum. Mạng Bitcoin có vốn hóa thị trường lên tới 1000 tỷ đô la nhưng các công ty lớn nhất lại có giá trị cao nhất là vài trăm triệu và có vẻ như hầu hết các công ty này đang được định giá quá cao bởi các tiêu chuẩn “kinh doanh cơ bản”. Ethereum cũng là một trường hợp tương tự. Chỉ một năm sau khi phát hành công khai, thậm chí ngay cả trước khi có sự xuất hiện của những ứng dụng đột phá hàng đầu ở mạng lưới này, Ethereum đã nhanh chóng có vốn hóa thị trường lên tới 1 tỷ đô la.
Có hai điều về các giao thức dựa trên blockchain dẫn đến điều này: thứ nhất là lớp dữ liệu được chia sẻ và thứ hai là sự xuất hiện của token “truy cập” dựa trên mật mã học với một số giá trị cần suy xét.
Có ý kiến cho rằng: thay vì sử dụng các ứng dụng riêng lẻ kiểm soát quyền truy cập vào các kho thông tin khác nhau, nếu chúng ta sao chép và lưu trữ dữ liệu người dùng trên một mạng mở và phi tập trung, chúng ta có thể giảm bớt các rào cản gia nhập đối với những người dùng mới và tạo ra một hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ sôi động và cạnh tranh hơn. Ví dụ, hãy nghĩ tới việc chuyển đổi hai chiều từ Binance sang Coinbase hoặc bất kỳ sàn giao dịch tiền điện tử nào trong số hàng chục sàn giao dịch tiền điện tử hiện có đã trở nên dễ dàng như thế nào, phần lớn là do tất cả đều có quyền truy cập bình đẳng và miễn phí vào dữ liệu cơ bản, blockchain các giao dịch. Ở đây bạn còn có thể khiến một số dịch vụ (cạnh tranh hoặc không cạnh tranh) tương tác với nhau bằng cách xây dựng dịch vụ trên cùng các giao thức mở. Điều này buộc thị trường phải tìm cách giảm chi phí, xây dựng sản phẩm tốt hơn và phát minh ra những cải tiến mới để thành công.
Nhưng chỉ một mạng mở và một lớp dữ liệu được chia sẻ thì không đủ làm động lực để thúc đẩy việc áp dụng. Yếu tố thứ hai, token giao thức được sử dụng để truy cập vào các dịch vụ do mạng cung cấp (giao dịch trong trường hợp Bitcoin, công suất tính toán trong trường hợp Ethereum, lưu trữ tệp trong trường hợp Sia và Storj, v.v. ) sẽ lấp đầy khoảng trống đó.
Hai nhà nghiên cứu Albert và Fred đã có những bài viết về điều này. Albert đã xem xét các token giao thức từ quan điểm khuyến khích đổi mới giao thức mở, như một cách tài trợ cho nghiên cứu và phát triển (thông qua bán hàng đám đông), tạo ra giá trị cho các cổ đông (thông qua việc nâng cao giá trị token) hoặc cả hai.
Bài đăng của Albert sẽ giúp bạn hiểu cách token khuyến khích phát triển giao thức. Ở đây, chúng tôi sẽ tập trung vào cách token khuyến khích việc áp dụng giao thức và cách chúng ảnh hưởng đến việc phân phối giá trị thông qua cái mà chúng tôi sẽ gọi là vòng phản hồi token.
Khi một token tăng giá trị, nó sẽ thu hút sự chú ý của các nhà đầu cơ, nhà phát triển và doanh nhân đầu tiên. Họ trở thành các bên liên quan trong giao thức và được đầu tư về mặt tài chính để phát triển, tạo nên sự thành công của giao thức. Thường nhóm khách hàng hàng thích nghi nhanh[1] này sẽ được tài trợ một phần lợi nhuận của việc tham gia ngay từ đầu. Sau đó, một số người trong nhóm này, xây dựng các sản phẩm và dịch vụ xung quanh giao thức, việc này nếu thành công thì sẽ làm tăng thêm giá trị của các token của họ. Sau đó, một số trong số những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trở nên thành công và mang lại nhiều người dùng mới cho mạng lưới và có lẽ cho cả VC và các loại nhà đầu tư khác. Điều này càng làm tăng giá trị của các token, thu hút thêm nhiều sự chú ý hơn từ nhiều doanh nhân, dẫn đến nhiều ứng dụng hơn, v.v.
Thuật ngữ "nhóm khách hàng thích nghi nhanh" đề cập đến một cá nhân hoặc doanh nghiệp sử dụng một sản phẩm hoặc công nghệ mới trước những người khác. ↩︎
Có hai điều chúng tôi muốn chỉ ra về vòng lặp phản hồi này. Đầu tiên là số lượng phần trăm tăng trưởng ban đầu được thúc đẩy bởi đầu cơ. Bởi vì hầu hết các token được lập trình để trở nên khan hiếm, khi sự quan tâm đến giao thức tăng lên, giá mỗi token cũng tăng lên tương ứng và kéo theo đó là sự tăng trưởng của vốn hóa thị trường mạng. Đôi khi sự quan tâm tăng nhanh hơn rất nhiều so với nguồn cung cấp token và nó dẫn đến sự tăng giá theo kiểu bong bóng.
Ngoại trừ các âm mưu cố tình gian lận, đây là một điều tốt. Đầu cơ thường là động cơ của việc áp dụng công nghệ. Cả hai khía cạnh của đầu cơ phi lý - bùng nổ và suy thoái - đều có thể rất có lợi cho sự đổi mới công nghệ. Sự bùng nổ thu hút vốn tài chính thông qua lợi nhuận ban đầu, một số trong số đó được tái đầu tư vào đổi mới, và sự suy thoái trên thực tế có thể hỗ trợ việc áp dụng lâu dài công nghệ mới bởi khi giá giảm và các bên liên quan phá sản, họ thường muốn trở nên hoàn thiện hơn (hoặc chí ít là trông có vẻ như vậy) bằng cách quảng bá và tạo ra giá trị xung quanh nó (chỉ cần xem có bao nhiêu công ty Bitcoin ngày nay được bắt đầu bởi những nhóm khách hàng thích nghi nhanh sau sự cố năm 2013) .
Điều thứ hai mà chúng tôi muốn lưu ý trong vòng lặp phản hồi này là những gì xảy ra ở cuối vòng lặp. Khi các ứng dụng bắt đầu xuất hiện và có những dấu hiệu thành công (cho dù được đo lường bằng lượt sử dụng tăng lên hay bằng sự chú ý (hoặc vốn) của các nhà đầu tư tài chính), có hai điều xảy ra trên thị trường đối với token của giao thức: thứ nhất, người dùng mới bị thu hút bởi giao thức, nhu cầu về token ngày càng tăng (vì bạn cần chúng để truy cập dịch vụ); thứ hai, các nhà đầu tư hiện tại, với dự đoán rằng giá có thể tăng trong tương lai, sẽ nắm giữ token của họ và do đó, nguồn cung bị hạn chế. Sự kết hợp này buộc giá phải tăng, từ đó, vốn hóa thị trường của giao thức tăng, thu hút các doanh nhân mới và nhà đầu tư mới và tự tạo thành một vòng lặp.
Điều quan trọng ở đây là ảnh hưởng của nó đối với cách các giá trị được phân phối theo ngăn xếp stack: vốn hóa thị trường của giao thức luôn tăng nhanh hơn giá trị kết hợp của các ứng dụng được xây dựng vì sự thành công của lớp ứng dụng thúc đẩy thêm sự đầu cơ tại lớp giao thức. Và một lần nữa, việc tăng giá trị ở lớp giao thức sẽ thu hút và thúc đẩy sự cạnh tranh ở lớp ứng dụng. Cùng với lớp dữ liệu được chia sẻ - thứ đã giúp giảm đáng kể các rào cản gia nhập, kết quả cuối cùng là một hệ sinh thái ứng dụng sôi động và cạnh tranh và giá trị được phân phối cho một nhóm cổ đông rộng khắp. Đó là cách các giao thức được mã hóa trở nên "dày" và các ứng dụng của nó "mỏng".
Khái niệm này đã tạo nên một sự thay đổi lớn. Sự kết hợp giữa dữ liệu mở được chia sẻ và một hệ thống cố gắng ngăn chặn thị trường mà “người thắng cuộc có được tất cả” đã thay đổi trò chơi ở lớp ứng dụng và tạo ra một danh mục hoàn toàn mới gồm các công ty với các mô hình kinh doanh khác nhau về nền tảng ở lớp giao thức. Có rất nhiều quy tắc về xây dựng doanh nghiệp và đầu tư vào đổi mới đã được thiết lập nhưng chưa được áp dụng cho mô hình mới này và ngày nay chúng ta có thể có nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về khái niệm này ở những phần sau nhé!
Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.
Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:
- Theo dõi Otis Podcast - Những góc nhìn thú vị về thị trường
- Đăng ký kênh YouTube Otis Report - Các video chia sẻ kinh nghiệm đầu tư
- Otis Telegram - Chat cùng các chuyên gia và Otiser
- Group Otis Report - Cập nhật & thảo luận thông tin