Cầu nối thế giới Blockchain

Thế giới blockchain bao gồm các thành phố (L1) và các tòa nhà (L2) cần được kết nối với nhau để phát triển nhanh hơn. Mặc dù nhiều thành phố mới đã có người sinh sống, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông công cộng như những cây cầu vẫn còn nhiều điều cần cải thiện. Khả năng tương tác giữa nhiều chain sẽ xác định kỷ nguyên mới của cuộc cách mạng blockchain và tính dễ sử dụng của chúng sẽ dẫn đến việc mass adoption.

Không gian Blockchain đang tăng trưởng nhanh với những đổi mới diễn ra, dẫn đến việc tạo ra nhiều blockchain mới khác.

Timeline của L1 Blockchain

Rất nhiều blockchain mới mang những cải tiến về công nghệ như Proof of Stake. Tuy nhiên, một số blockchain mới chỉ sao chép một blockchain hiện có để tăng giới hạn tổng thể của các giao dịch blockchain. Ví dụ: Solana đưa vào một công cụ mới có thể xử lý các giao dịch nhanh và rẻ hơn, trong khi BSC sử dụng lại phần mềm của Ethereum và về cơ bản là một bản sao của nó.

Những cải tiến công nghệ mới là điều cần cho sự tăng trưởng và phát triển dài hạn của Blockchain, nhưng việc tăng số lượng blockchain cũng có tác động tích cực.

Các Blockchain có khả năng xử lý giao dịch hạn chế do giới hạn của blockspace. DefiNFT đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về blockspace nhanh hơn nhiều so với sự gia tăng giới hạn của blockspace. Điều này dẫn đến chi phí giao dịch tăng theo cấp số nhân.

Nguồn: Messari - Biểu đồ phí giao dịch trung bình trên Ethereum

Nhiều blockchain như BSC đã xuất hiện gần đây không mang lại những cải tiến mới, nhưng mang lại nhiều nguồn cung blockspace hơn. Những blockchain này tăng nguồn cung dẫn tới tổng thể giá blockspace thấp hơn, điều đó dẫn đến việc ứng dụng được nhiều hơn. Các blockchain này là một giải pháp ngắn hạn hiệu quả để tăng nguồn cung và do đó có lợi cho cả thị trường crypto.

Sự phát triển của blockchain mang tính mở và mọi blockchain đều có thể học hỏi từ những blockchain khác, dẫn đến tăng trưởng toàn ngành. Hầu hết các Blockchain có tính năng tương tự nhau, nhưng một vài "thành phố" làm việc tốt hơn những nơi khác. Sẽ có một vài "thành phố" được quy hoạch cẩn thận như Zurich nhưng cũng có một số nơi không có kế hoạch, dẫn đến mất kiểm soát như Bengaluru. Bạn có thể tiếp tục mở rộng quy mô một thành phố bằng cách xây dựng những tòa nhà chọc trời ngày càng cao hơn, nhưng cuối cùng bạn sẽ hết quỹ đất (block size trong blockchain). Sự thực, các bộ phận khác của hệ thống như "nước thải" sẽ bị tắc nghẽn trước khi bạn hết quỹ đất. Cuối cùng, việc sinh sống và phát triển của một thành phố mới sẽ không phải là lựa chọn tốt bằng việc phát triển thành phố hiện có.

Về mặt công nghệ, mở rộng quy mô một blockchain có thể được coi là mở rộng theo chiều dọc, trong khi mở rộng toàn bộ hệ thống bằng việc thêm các blockchain mới được coi là mở rộng theo chiều ngang. Việc mở rộng quy mô theo chiều dọc thường dễ hơn và mang lại kết quả ngay lập tức, nhưng quy mô theo chiều ngang sẽ hiệu quả về lâu dài vì mang lại khả năng mở rộng cao hơn.

Sẽ luôn tồn tại nhiều thành phố nhưng chúng cần kết nối với nhau. Đường bộ, đường sắt và cầu là rất cần thiết để tạo điều kiện liên lạc giữa các thành phố. Mọi người cần phải di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác để tận dụng tốt nhất các cơ hội khác nhau. Các Blockchain thì không khác biệt nhau nhiều lắm. Chúng cung cấp chức năng cốt lõi giống nhau nhưng mỗi blockchain đều mang đến sự khác biệt của riêng nó. Người dùng cần chuyển từ blockchain này sang blockchain khác để tận dụng hết các cơ hội.

1. Cầu nối Cross-Chain

Những cây cầu nối một blockchain với blockchain khác. Một vài cây cầu như Polkadot XCM và Cosmos IBC cho phép truyền thông điệp chung trong khi hầu hết các cầu nối khác chỉ tập trung vào việc di chuyển token từ blockchain này sang blockchain khác. Việc di chuyển token qua các blockchain khác nhau là trường hợp sử dụng phổ biến nhất của khả năng tương tác blockchain hiện nay, nhưng chúng ta sẽ thấy nhiều yêu cầu hơn đối với các cầu nối khi chúng ta phải bắt đầu hướng tới các ứng dụng phi tập trung có thể tương tác thực sự.

Tổng quan về hệ sinh thái khả năng tương tác của Blockchain

Các cầu nối token cho phép di chuyển tài sản giữa các network lớn, như Bitcoin và Ethereum, và giữa một blockchain mẹ và blockchain con của nó, gọi là sidechain, hoạt động theo các quy tắc đồng thuận khác nhau hoặc kế thừa bảo mật từ blockchain mẹ (rollup xây dựng trên Ethereum).

Cầu xuyên chuỗi có hai cơ chế là Mint/Burn và Liquidity, và ba mô hình bảo mật (Tập trung, PoS, Phi tập trung). AnySwap là giao thức cầu nối cross-chain hàng đầu, cung cấp khả năng tương tác trên 25 chain. Chúng hỗ trợ cả hai loại cơ chế. Khối lượng hàng ngày của họ là hơn $150M với gần 10 nghìn người dùng hàng ngày.

2. Cơ chế Token

Chiến lược Mint-and-Burn: Hầu hết các cầu nối đều tuân theo cơ chế mint-and-burn/lock, mặc dù theo những cách khác nhau. Ví dụ: Cầu nối giữa chain A và B: chuyển tiền từ A sang B, chúng ta mint các token mới và mở khóa các token bị khóa trên B trong khi burn/lock token trên A. Tương tự, chuyển tiền từ B sang A.

Điều này tương tự như cách dịch chuyển tức thời trong loạt phim viễn tưởng Star Trek: Để "dịch chuyển tức thời" một người, tâm trí và cơ thể của họ (token information) được sao chép tại điểm đến (token in B) và cơ thể của họ ở vị trí ban đầu (token in A) bị phá hủy/đóng băng. Vấn để phát sinh khi phần thân không được sao chép tại đích đến (token ở B không được tạo) hoặc phần thân ban đầu còn nguyên/không đóng băng (token in A vẫn có thể truy cập), hoặc nếu không khi kết thúc dịch chuyển (giao dịch), có thể còn lại 2 cơ quan (thừa tiền), hoặc không còn lại gì (mất tiền). Do đó thường có một sự tương quan giữa token A và B để đảm bảo chúng đang đại diện cho cùng một thông tin token. Cầu Arbitrum và cầu Anyswap là những ví dụ về những cây cầu như vậy.

Chiến lược Liquidity: Trong cơ chế này, token không được mint/burn mà được chuyển giữa người dùng và token pool của cầu nối. Các token ban đầu được thêm vào các pool bởi các nhà cung cấp thanh khoản. Những người này sẽ kiếm được một phần phí do người dùng trả để làm cầu nói cho các token của họ. Để kết nối các token bằng cách sử dụng cơ chế này, người dùng gửi token vào một token pool trên một blockchain và rút chúng từ token pool của blockchain khác. Hạn chế của phương pháp này là bạn chỉ có thể làm cầu nối token khi chúng có tính thanh khoản/token có sẵn trong token pool của chuỗi mục tiêu. Connext network và giao thức Hop là những ví dụ về các cầu nối như vậy.

3. Mô hình bảo mật

3.1 Cầu tập trung

Ví dụ: Avalanche, wBTC (custodian: Bitgo)

Quyền lực tập trung hoặc nhóm các cơ quan có thẩm quyền take care các cầu nối giữa các chain, thường bằng cách duy trì các liquidity pool giữ các token trên cả hai chain và vận chuyển token đến các tài khoản tương ứng trong khi bắc cầu.

Thuận lợi:

  • Dễ thiết kế
  • Nhanh hơn, đơn giản hơn và dễ kết hợp

Khó khăn:

  • Tính tập trung và phụ thuộc vào một tổ chức có thẩm quyền, điều này có thể gây hại/bị tấn công, dẫn đến mất tiền.
  • Chống lại tầm nhìn thực sự của Web3
  • Thường theo nền tảng cụ thể

3.2 Cầu nối PoS

Ví dụ: AllBridge, RenBridge, Polygon POS Bridge

Thay vì quyền lực tập trung, hiện đã tồn tại một tập hợp các trình xác thực bên ngoài đặt các token vào tính hợp pháp của việc gửi/rút tiền trong khi bắc cầu. Điều này đạt được thông qua các smart contract.

Thuận lợi:

  • Sử dụng PoS, không phụ thuộc vào một quyền lực nhất định.
  • Nhanh hơn các giải pháp hoàn toàn phi tập trung (gửi tiền trong vòng 7-8 phút và rút tiền trong vòng 30 phút so với quy trình rút tiền 7 ngày).
  • Nền tảng độc lập/nhiều nền tảng cung cấp các tính năng bắc cầu tương tự.

Bất lợi:

  • Tương tự như các cầu nối tập trung, nếu trình xác thực trục trặc, dẫn đến mất/tăng tiền.
  • Chậm hơn cầu nối tập trung.
  • Các kế hoạch thúc đẩy để trình xác thực hoạt động đúng cách chưa được rõ ràng.

3.3 Cầu Phi tập trung

Ví dụ: Polkadot XCM, Cosmos IBC, Arbitrum Bridge, Polygon Plasma

Một cầu nối hoàn toàn phi tập trung liên quan đến việc đẩy tất cả các giao dịch đến một chain mẹ bằng cách sử dụng bảo mật của chain mẹ (Ethereum trong trường hợp của Polygon Plasma) để xác minh tính hợp lệ của giao dịch. Điều này bao gồm một khoảng thời gian chờ đợi lâu (thường là 7 ngày) để chuyển tất cả giao dịch gốc rễ vào "main-chain" và gắn cờ các giao dịch có khả năng gian lận.

Thuận lợi:

  • Thực sự Phi tập trung.
  • Không đáng tin cậy (phụ thuộc vào toán học).
  • Bảo mật được tăng cường, vì được bảo đảm bởi các miner trên mainchain.

Khó khăn:

  • Hạn chế đối với token con. Trong nhiều trường hợp, token ERC20 đơn giản được triển khai trên các chain con.
  • Chờ đợi lâu (thường là 7 ngày, chậm hơn nhiều so với PoS và cầu nối tập trung).
  • Phụ thuộc vào nền tảng (ví dụ: Cosmos IBC yêu cầu các blockchain được xây dựng trên Cosmos network).
  • Thường thì các giao dịch gian lận chỉ bị gắn cờ, nhưng không có gì đảm bảo cho việc thu hồi tiền.

4. Vấn đề trải nghiệm người dùng với khả năng tương tác

Các giải pháp khả năng tương tác hiện tại để lại nhiều điều mong muốn về trải nghiệm người dùng. UI/UX đã là một trong những yếu điểm trong hệ sinh thái blockchain ngày từ đầu nhưng trong thế giới mới gồm nhiều chain, các vết nứt bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Sử dụng nhiều blockchain giống việc bạn đang giao tiếp giữa các hành tinh khác nhau hơn là thành phố. Mọi thứ dường như hoàn toàn không liên quan được tách biệt trên các blockchain khác nhau. Bạn không thể sử dụng nhiều ứng dụng nếu không liên tục chuyển đổi giữa các điểm cuối RPC khác nhau theo cách thủ công.

Một vấn đề khác với các cầu nối là hầu hết mọi cầu nối dựa trên cơ chế mint/burn đều triển khai token cầu nối của riêng nó trên chuỗi thứ cấp. Điều này có nghĩa là, có thể có nhiều bản sao của token gốc trên chuỗi thứ cấp. Cuối cùng, một trong những token cầu nối được hầu hết mọi người chấp nhận, và những cầu nối khác trở nên vô dụng. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, thật sự rối khi quyết định sử dụng cầu nối nào để bạn nhận được token cầu nối "chính xác".

Cầu nối NFT thậm chí còn cồng kềnh hơn và trong hầu hết các trường hợp, thậm chí không thể thực hiện được. Không ai trong số những người nắm giữ BAYC có thể kết nối NFT của họ từ mạng chính Ethereum với bất kỳ Blockchain nào khác. Trải nghiệm người dùng không mượt mà.

Tìm cách chuyển từ chain này sang chain khác là điều gần như không thể đối với những người mới. Ngay cả đối với các chuyên gia, quy trình này kém hiệu quả do phí cao và thiếu bộ tổng hợp. Có phạm vi nhỏ cho một công cụ tổng hợp như cầu nối so sánh phí và tính khả dụng của tất cả các cầu, nhưng ví multichain tập trung vào khả năng tương tác có thể giảm bớt các nhược điểm.

5. Kết luận

Tất cả chúng ta đều sử dụng điện thoại khác nhau. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thực hiện cuộc gọi từ iOS đến Android mà không gặp nhiều khó khăn mặc dù iOS và Android cung cấp các tính năng độc lập.

Tương lai là Multichain và việc chấp nhận nó sẽ thúc đẩy các nhà xây dựng đổi mới về khả năng tương tác và các tiêu chuẩn của nó.

Chúng ta sẽ có một vài blockchain cung cấp các tính năng độc đáo trong khi những blockchain khác sẽ là bản sao. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần khả năng tương tác giữa chúng. Cầu nối cho phép khả năng tương tác blockchain nhưng khá hạn chế về những gì họ có thể làm ngay bây giờ, và cực kỳ khó sử dụng đối với người dùng mới hoặc không am hiểu công nghệ. Sự phát triển công nghệ trên các cây cầu sẽ là làn sóng công nghệ lớn tiếp theo.

Trải nghiệm người dùng trong thị trên các blockchain là một nhược điểm lớn bị bỏ quên. Để các blockchain được áp dụng rộng rãi, chúng ta cần các giải pháp tương tác dễ dàng hơn mà không có UX/UI. Mọi người không cần hiểu cách 5G hoạt động thế nào, nhưng vẫn có thể tận hưởng được trải nghiệm internet. Tương tự, mọi người không nên hiểu cách các cầu nối hoạt động để sử dụng nhiều blockchain.

Đây là nơi các ví multichain xuất hiện. Ví blockchain của bạn là trợ thủ đắc lực giúp bạn lập kế hoạch cho hành trình bắc cầu của mình. Một chiếc ví tốt có thể khiến cuộc hành trình khó khăn trở nên suôn sẻ.

6. Ví Multichain

Một vài tính năng cụ thể của multichain mà chúng ta muốn thấy:

  • Chế độ xem tổng thể về portfolio của bạn trên toàn bộ những chuỗi được hỗ trợ.
  • Cầu nối tài sản theo yêu cầu, mà không yêu cầu người dùng phải truy cập các trang web khác và làm thủ công.
  • Định giá tổng thể từ tất cả các cầu nối được hỗ trợ.
  • Các giao dịch hàng chờ được gửi đi khi hoàn tất cầu nối.
  • Cho phép các app truy cập nhiều mạng thông qua một API.
  • API cho ứng dụng để tìm nạp số dư tổng hợp và dữ liệu cross-chain khác.
  • Cross-chain hoán đổi để có được tỷ giá tốt nhất cho các giao dịch lớn.

Ngoài các tính năng tương tác, có một số tính năng chung mà chúng tôi thấy cần thiết:

  • Giải mã dữ liệu giao dịch để hiển thị chính xác những gì đang được ký.
  • Mô phỏng các giao dịch để hiển thị hậu quả của giao dịch.
  • Khả năng kết nối trực tiếp vào multisigs như Gnosis Safe và đề xuất các giao dịch ở đó.
  • NFT Display và Trading.
  • Áp dụng Machine learning để ngăn chặn các lỗ hỏng bằng cách cảnh báo người dùng trước khi họ ký các giao dịch đáng ngờ.
  • RPC dự phòng cho các API blockchain.

Chúng tôi tin rằng những chiếc ví có các tính năng như vậy sẽ thay đổi cuộc chơi và sẽ mang lại làn sóng tiếp theo giúp mass adoption thị trường Crypto.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.