Cách mọi người trở nên giàu có hiện nay

Hàng năm kể từ 1982, Tạp chí Forbes sẽ công bố danh sách những người Mỹ giàu có nhất thế giới trong bảng xếp hạng của họ. Nếu chúng ta so sánh 100 người giàu nhất năm 1982 và 2020, chúng ta có thể nhận ra được sự khác biệt to lớn.

Vào năm 1982, phần lớn nguồn gốc của tài sản đến từ việc thừa kế. Trong 100 người giàu nhất, 60 người được thừa kế từ các thế hệ trước. Có 10 người thừa kế "du Pont"Gia đình Du Pont , một gia đình người Mỹ gốc Pháp có tài sản được thành lập từ bột nổ và hàng dệt may và sau này đã đa dạng hóa sang các lĩnh vực sản xuất khác. độc lập. Vào năm 2020, số lượng người thừa kế giảm đi phân nửa, tính toán cho thấy chỉ có khoảng 27 trong số 100 người giàu nhất.

Vậy tại sao phần trăm số người thừa kế lại giảm? Nó không phải do thuế thừa kế tăng. Sự thật, chúng đã giảm đáng kể trong giai đoạn này. Lý do mà phần trăm số người thừa kế giảm, không phải là do ít người được thừa kế, mà là ngày càng nhiều người tự mình tạo ra tài sản hơn.

Làm cách nào mọi người tạo ra những tài sản mới? Khoảng 3/4 trong số họ tạo nên bằng cách thành lập công ty và 1/4 bằng cách đầu tư. Trong số 73 tỷ phú mới trong năm 2020, 56 người trong số đó có được từ việc làm founder hoặc nắm giữ vốn sở hữu của thành viên ban đầu (52 founder, 2 thành viên ban đầu, và 2 là vợ của founder), và 17 người đến từ quản lý các quỹ đầu tư.

Không có nhà quản lý quỹ nào nằm trong top 100 người Mỹ giàu nhất vào năm 1982. Các quỹ đầu cơ và công ty cổ phần tư nhân tồn tại năm 1982, nhưng không 1 founder nào trong đó đủ giàu để lọt vào top 100. Có 2 thứ thay đổi : các nhà quản lý quỹ tìm ra các cách mới để có được lợi nhuận cao, và có nhiều nhà đầu tư tin tưởng và giao tiền của mình cho họ. [1]

Nhưng nguồn chính của tài sản hiện nay đến từ việc thành lập các công ty, và khi bạn nhìn lại số liệu, bạn cũng sẽ nhận ra được những sự thay đổi to lớn. Mọi người trở nên giàu có hơn từ việc thành lập các công ty hiện nay hơn là họ làm được trong năm 1982, bởi vì các công ty làm những việc khác nhau.

Untitled-1-1

Có thể cho rằng nó hơi sai lầm khi coi công nghệ là một phạm trù. Không phải Amazon thực sự là một nhà bán lẻ, và Tesla là một nhà sản xuất ô tô? Đúng và sai. Có thể trong 50 năm nữa, khi những gì chúng ta gọi là công nghệ được coi là đương nhiên, sẽ không đúng khi xếp hai doanh nghiệp này vào cùng một loại. Nhưng ít nhất ở thời điểm hiện tại, chắc chắn có điểm chung nào đó giúp phân biệt họ. Nhà bán lẻ nào tạo nên nền tảng điện toán đám mây? Hãng sản xuất xe nào được điều hành bởi người mà cũng sở hữu một công ty tên lửa?

Những công ty công nghệ nằm ngoài top 100 cũng đến từ một nhóm khác biệt rõ ràng theo nghĩa rằng, họ đều là những công ty mà các nhà đầu tư mạo hiểm sẵn sàng đầu tư vào, còn những công ty khác thì không. Và lý do để giải thích cho điều đó là: chủ yếu là những công ty đạt được thắng lợi bởi sở hữu công nghệ tốt hơn, hơn là việc chỉ sở hữu 1 CEO có động lực và giỏi đàm phán.

Ở mức độ đó, sự nổi lên của các công ty công nghệ đại diện cho sự thay đổi về chất lượng. Những ông trùm ngành bất động sản và dầu mỏ trong danh sách Forbes 400 năm 1982, không đạt được thắng lợi bằng cách tạo ra những công nghệ tốt hơn. Họ dành chiến thắng nhờ vào động lực và đảm phán giỏi. [2] Và thực sự, cách làm giàu đó đã cũ, và có trước Cách Mạng Công Nghiệp. Các nhà môi giới trở nên giàu có (trên danh nghĩa) trong ngành dịch vụ của các gia tộc hoàng gia Châu Âu vào thế kỷ 16 và 17, như một quy luật, có động lực rất lớn và đàm phán tốt.

Những người mà không nhìn sâu hơn hệ số Gini, nhìn lại thế giới năm 1982 như những ngày xưa tươi đẹp, vì những người mà trở nên giàu có sau này đã không trở nên giàu bằng. Nhưng nếu bạn đi sâu vào nguyên nhân cách họ trở nên giàu có, những ngày xưa cũ chưa hẳn thực sự tốt đẹp. Vào năm 1982, 84% trong top 100 những người giàu có nhất bởi thừa kế, khai thác tài nguyên thiên nhiên, hoặc giao dịch bất động sản. Vậy điều đó có thực sự tốt hơn một thế giới, nơi mà những người giàu nhất, kiếm tiền bằng cách tạo ra các công ty công nghệ?

Tại sao mọi người tạo ra nhiều công ty mới hơn họ đã từng, và tại sao họ trở nên giàu có từ đó? Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên, thật kỳ lạ, là nó bị hỏi sai. Chúng ta không nên hỏi tại sao mọi người thành lập nhiều công ty, mà là tại sao mọi người lại thành lập công ty lần nữa. [3]

Vào năm 1892, tờ New York Herald Tribune liệt kê danh sách của tất cả những triệu phú ở Mỹ. Họ chỉ ra 4047 trong số đó. Có bao nhiêu người được thừa kế tài sản của họ sau đó? Chỉ khoảng 20% - ít hơn tỷ lệ người thừa kế hiện nay. Và khi bạn điều tra nguồn gốc của những khối tài sản mới, 1892 có vẻ giống ngày nay hơn. Hugh Rockoff chỉ ra rằng: rất nhiều trong số những người giàu nhất … đạt được lợi thế ban đầu của họ bởi công nghệ sản xuất hàng loạt mới. [4]

Vì vậy không phải 2020 là một năm khác thường, mà là năm 1982. Câu hỏi thực sự là tại sao một vài người trở nên giàu có từ việc thành lập các công ty vào năm 1982. Và câu trả lời là ngay cả như danh sách của Herald Tribune đã được liệt kê, một làn sóng sáp nhập đang quét qua nền kinh tế Mỹ. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những nhà kinh tế như J.P.Morgan sáp nhập hàng ngàn những công ty nhỏ hơn thành vài trăm gã khổng lồ với quy mô kinh tế dẫn đầu. Với việc kết thúc Chiến Tranh Thế Giới thứ 2, Michael Lind viết rằng, các lĩnh vực chính của nền kinh tế, hoặc được tổ chức dưới dạng các-ten (1 dạng như băng đảng) được chính phủ chống lưng, hoặc bị chi phối bởi một số tập đoàn độc tài.[5]

Vào năm 1960, hầu hết những người bắt đầu khởi nghiệp ngày nay sẽ đến làm việc cho một trong số họ. Bạn có thể trở nên giàu có bằng việc thành lập công ty của chính mình vào năm 1890 và 2020, nhưng vào năm 1960, đó không phải là 1 lựa chọn khả thi. Bạn không thể phá vỡ thế độc quyền tại thị trường. Vì vậy lộ trình uy tín vào năm 1960 không phải là việc thành lập công ty của chính mình, mà là làm việc theo cách của bạn để thăng tiến ở các công ty đang tồn tại sẵn.[6]

Làm cho mọi người trở thành nhân viên của công ty giảm sự bất bình đẳng kinh tế (và tất cả những biến thể khác), nhưng nếu mô hình của bạn giống như vậy vào khoảng giữa thế kỷ 20, bạn đã sai lầm. Nền kinh tế của J.P.Morgan hóa ra chỉ là 1 giai đoạn, bắt đầu từ những năm 1970, và đã bắt đầu tan rã.

Vậy tại sao nó lại tan rã? Một phần do đã cũ. Những công ty lớn được cho là kiểu mẫu về mô hình và quy mô vào những năm 1930 thì đến 1970 đã trùng xuống và phình to. Năm 1970 cấu trúc cứng nhắc của nền kinh tế đầy những tổ ấm mà các nhóm khác nhau đã xây dựng để cách ly mình khỏi lực lượng thị trường. Trong khoảng thời gian Các-ten quản lý, chính phủ liên bang nhận ra có điều gì đó trở lên không ổn, và họ đã triển khai quá trình gọi là "bãi bỏ quy định", nhằm khôi phục lại các chính sách đã hỗ trợ những kẻ độc tài.

Nhưng nó không chỉ là sự mục nát từ bên trong của nền kinh tế J.P.Morgan. Nó cũng chịu áp lực từ bên trong, dưới dạng công nghệ mới, và đặc biệt là ví điện tử. Cách tốt nhất để hình dung chuyện gì đang xảy ra, là tưởng tượng hình ảnh 1 hồ nước có lớp băng ở trên mặt.[7]

Nhưng mặc dù sự tan rã của nền kinh tế J.P.Morgan đã tạo ra một thế giới mới theo hướng công nghệ, nó lại là 1 sự đảo ngược so với chuẩn mực xã hội. Nếu bạn chỉ nhìn lại đến khoảng giữa thế kỷ 20, trông có vẻ như là mọi người làm giàu bằng cách thành lập công ty của chính họ như là 1 hiện tượng gần đây. Nhưng nếu bạn nhìn về xa hơn, nó chính là mặc định. Vậy điều chúng ta nên mong đợi trong tương lai là nhiều thứ giống như vậy. Đúng vậy, chúng ta nên mong đợi cả số lượng và khối lượng tài sản của các founder được tăng trưởng, bởi vì qua mỗi thập kỷ việc khởi nghiệp lại trở lên dễ dàng hơn.

Một phần của lý do khiến chúng dễ dàng hơn trong việc khởi nghiệp chính là xã hội. Xã hội đang quen dần với khái niệm này. Nếu bạn bắt đầu bây giờ, cha mẹ bạn sẽ không cảm thấy ngỡ ngàng trước cái cách mà họ có thể sẽ cảm thấy ở lớp thế hệ trước, và kiến thức về cách thực hiện nó được phổ biến rộng rãi hơn nhiều. Nhưng lý do chính cho việc khởi nghiệp dễ dàng hơn hiện nay là chi phí thấp hơn. Công nghệ đã khiến cả chi phí sản xuất và chi phí thu hút khách hàng được giảm xuống.

Việc giảm chi phí khởi nghiệp đã thay đổi sự cân bằng về quyền lực giữa founder và các nhà đầu tư. Trở lại thời điểm việc khởi nghiệp là xây dựng các nhà máy, cần sự cho phép của các nhà đầu tư để thực hiện. Nhưng hiện nay các nhà đầu tư cần founder hơn là founder cần nhà đầu tư, do đó, cải thiện kết hợp với số lượng vốn đầu tư mạo hiểm ngày càng tăng, đã thúc đẩy việc định giá.[8]

Việc giảm chi phí khởi nghiệp cải thiện được số lượng người giàu theo 2 cách: Có nhiều người khởi nghiệp hơn, và họ có thể kiếm tiền với các điều khoản tốt hơn.
Nhưng cũng có một yếu tố thứ 3 trong công việc: các công ty bản thân chúng có giá trị hơn, vì các công ty mới thành lập phát triển nhanh hơn trước đây. Công nghệ không chỉ giảm chi phí sản xuất và phân phối, mà còn khiến chúng nhanh hơn.

Xu hướng này tiếp diễn trong khoảng thời gian dài. IBM mất 45 năm để đạt doanh thu 1 tỷ đô. Hewlett-Packard, thành lập năm 1939, mất 25 năm. Microsoft, thành lập năm 1975, mất 13 năm. Giờ đây, tiêu chuẩn các công ty phát triển nhanh dao động tử 7-8 năm.[9]

Sự tăng trưởng nhanh có giá trị tác động kép đến giá trị cổ phiếu của các nhà sáng lập. Giá trị của công ty là một hàm số liên quan giữa doanh thu và tốc độ tăng trưởng của nó. Vì vậy, nếu một công ty phát triển nhanh hơn, bạn không chỉ đạt được một tỷ đô la doanh thu sớm hơn, mà công ty đó có giá trị hơn khi đạt đến điểm đó so với nếu nó phát triển chậm hơn.

Đó là lý do tại sao hiện nay những nhà sáng lập rất trẻ. Chi phí khởi nghiệp ban đầu thấp đồng nghĩa với việc các nhà sáng lập có thể bắt đầu khi họ còn trẻ, và tốc độ phát triển nhanh chóng của các công ty ngày nay có nghĩa là nếu họ thành công, họ có thể giàu có một cách đáng kinh ngạc chỉ vài năm sau đó.

Giờ đây, việc bắt đầu và phát triển một công ty đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Điều đó có nghĩa là nhiều người bắt đầu tham gia, rằng những người nhận được điều khoản tốt hơn từ các nhà đầu tư, và kết quả là các công ty trở nên có giá trị hơn. Một khi bạn hiểu được cách thức hoạt động của các cơ chế này và các công ty khởi nghiệp đã bị đàn áp trong phần lớn thế kỷ 20, bạn không cần phải dùng đến một số cách thức mơ hồ mà đất nước đã đi theo dưới thời Reagan để giải thích tại sao hệ số Gini của Mỹ ngày càng tăng. Với càng nhiều người khởi nghiệp giá trị công ty càng lớn, tại sao lại không thể?

Notes


  1. Các công ty đầu tư phát triển nhanh chóng sau khi Bộ Lao động thay đổi quy định vào năm 1978 cho phép các quỹ hưu trí đầu tư vào họ, nhưng tác động của sự tăng trưởng này vẫn chưa được thấy rõ trong 100 công ty hàng đầu vào năm 1982. ↩︎

  2. George Mitchell xứng đáng được nhắc đến như một ngoại lệ. Mặc dù thực sự có năng lực và giỏi giao dịch, ông cũng là người đầu tiên tìm ra cách sử dụng phương pháp thủy lực cắt phá để lấy khí gas tự nhiên từ đá phiến. ↩︎

  3. Khi tôi nói rằng mọi người đang thành lập nhiều công ty hơn, ý tôi là loại công ty có số mệnh sẽ phát triển rất lớn. Thực tế đã có sự sụt giảm trong vài thập kỷ qua về tổng số các công ty mới. Nhưng đại đa số các công ty là kinh doanh dịch vụ và bán lẻ nhỏ. Vì vậy, số liệu thống kê về số lượng doanh nghiệp mới ngày càng giảm có nghĩa là mọi người bắt đầu có ít cửa hàng giày và cửa hàng cắt tóc hơn.
    Mọi người đôi khi bối rối khi họ nhìn thấy một biểu đồ có nhãn "công ty khởi nghiệp" đang đi xuống, bởi vì có hai khía cạnh của từ "khởi nghiệp": (1) thành lập công ty và (2) một loại công ty cụ thể được thiết kế để phát triển lớn nhanh. Số liệu thống kê có ý nghĩa khởi nghiệp theo 1 khía cạnh (1), không phải cảm trực giác (2) ↩︎

  4. Rockoff, Hugh. "Great Fortunes of the Gilded Age." NBER Working Paper 14555, 2008. ↩︎

  5. Lind, Michael. Land of Promise. HarperCollins, 2012.
    Cũng có khả năng mức thuế cao vào giữa thế kỷ 20 đã ngăn cản mọi người thành lập công ty của riêng họ. Thành lập công ty của riêng một người là rủi ro và khi rủi ro không được đền đáp, thay vào đó mọi người chọn sự an toàn.
    Nhưng nó không chỉ đơn giản là quan hệ nhân quả. Các chế độ độc tài và thuế suất cao vào giữa thế kỷ 20 đều là một mảnh ghép. Giảm thuế không chỉ là nguyên nhân của tinh thần kinh doanh mà còn là một tác động: những người giàu lên vào giữa thế kỷ 20 từ bất động sản và khai thác dầu khí đã vận động hành lang và nhận được những lỗ hổng lớn về thuế khiến mức thuế hiệu quả của họ thấp hơn nhiều, và có lẽ nếu Nó đã phổ biến hơn để phát triển các công ty lớn bằng cách xây dựng công nghệ mới, những người làm điều đó cũng sẽ vận động cho những sơ hở của chính họ. ↩︎

  6. Đó là lý do tại sao những người làm giàu vào giữa thế kỷ 20 thường làm giàu từ khai thác dầu mỏ hoặc bất động sản. Đó là hai lĩnh vực lớn của nền kinh tế không dễ bị hợp nhất. ↩︎

  7. Các công ty công nghệ thuần túy từng được gọi là các công ty khởi nghiệp "công nghệ cao". Nhưng giờ đây, các công ty khởi nghiệp có thể xuyên thủng giữa lớp vỏ băng, chúng ta không cần một cái tên riêng cho các cạnh, và thuật ngữ "công nghệ cao" mang âm hưởng cổ điển. ↩︎

  8. Định giá cao hơn có nghĩa là bạn bán ít cổ phiếu hơn để nhận được một số tiền nhất định hoặc nhận được nhiều tiền hơn cho một lượng cổ phiếu nhất định. Khởi nghiệp điển hình thực hiện một trong những cách đó. Rõ ràng là cuối cùng bạn sẽ giàu hơn nếu bạn giữ nhiều cổ phiếu hơn, nhưng bạn cũng sẽ trở nên giàu có hơn nếu bạn huy động được nhiều tiền hơn, bởi vì (a) điều đó sẽ làm cho công ty thành công hơn, và (b) bạn sẽ có thể tồn tại lâu hơn trước vòng tiếp theo , hoặc thậm chí không cần tới nó. Lưu ý tất cả những điều nên mặc dù. Trong thực tế, rất nhiều tiền sẽ trượt qua chúng.
    Có vẻ như các vòng quay khổng lồ do các công ty khởi nghiệp gây ra ngày nay mâu thuẫn với tuyên bố rằng bắt đầu một vòng quay đã trở nên rẻ hơn. Nhưng không có gì mâu thuẫn ở đây; những công ty khởi nghiệp gây quỹ nhiều nhất là những công ty tự lựa chọn để phát triển nhanh hơn, chứ không phải những công ty khởi nghiệp vì họ cần tiền để tồn tại. Không có gì bằng không cần tiền để làm cho mọi người cung cấp nó cho bạn.
    Bạn sẽ nghĩ rằng, sau khi đã đứng về phía lao động trong cuộc chiến với tư bản trong gần hai thế kỷ, rằng những người bên trái sẽ rất vui vì cuối cùng lao động đã thắng thế. Nhưng dường như không ai trong số họ là như vậy. Bạn gần như có thể nghe thấy họ nói "Không, không, không phải như vậy." ↩︎

  9. IBM được thành lập vào năm 1911 bằng cách hợp nhất ba công ty, trong đó quan trọng nhất là Herman Hollerith's Tabulating Machine Company, được thành lập vào năm 1896. Năm 1941, doanh thu của nó là 60 triệu đô la. Doanh thu của Hewlett-Packard năm 1964 là 125 triệu đô la. Doanh thu của Microsoft năm 1988 là 590 triệu USD. ↩︎

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.