Các giải pháp thay thế cho việc bán với giá thấp hơn giá cân bằng thị trường

Khi người bán muốn bán một lượng hàng có nhu cầu cao (hoặc được dự đoán là sẽ cao), họ thường đặt một mức giá thấp hơn đáng kể so với mức mà "thị trường sẽ chịu". Kết quả là mặt hàng nhanh chóng được bán hết, với những người mua may mắn là những người đã cố gắng mua trước. Điều này đã xảy ra ở một số tình huống trong hệ sinh thái Ethereum, đặc biệt là bán NFTbán token/ICO. Thật ra, hiện tượng này đã có từ lâu; có thể thấy ở trường hợp các buổi hòa nhạc và nhà hàng thường đưa ra những lựa chọn tương tự, đưa ra giá rẻ dẫn đến tình trạng hết chỗ ngồi nhanh chóng hoặc người mua phải xếp hàng dài chờ đợi.

Tìm hiểu về sự kiện phát hành token (TGEs) trong tài chính phi tập trung (DeFi)
Việc phát hành token cho đúng người một cách công bằng, hiệu quả và chính xác nên là ưu tiên hàng đầu của các nhà sáng lập crypto. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ những phương pháp phân phối token.

Từ lâu, các nhà kinh tế đã đặt ra câu hỏi: tại sao người bán hàng lại làm điều này? Lý thuyết kinh tế cơ bản cho rằng lựa chọn tốt nhất là bán với giá bằng giá cân bằng thị trường - tức là mức giá mà số lượng người mua sẵn sàng mua chính xác bằng số tiền người bán muốn bán. Nếu người bán không biết giá cân bằng thị trường là bao nhiêu, thì người bán nên bán thông qua một cuộc đấu giá và để thị trường xác định giá. Bán thấp hơn giá cân bằng thị trường không chỉ khiến người bán phải hy sinh doanh thu của mình mà nó còn có thể gây hại cho người mua: món hàng có thể bán hết nhanh chóng đến nỗi nhiều người mua không có cơ hội mua được, bất kể họ cực kì muốn nó và sẵn sàng trả nhiều tiền để có được nó. Đôi khi, cơ chế phân bổ không dựa trên giá cả này tạo ra các cuộc cạnh tranh, dẫn đến ảnh hưởng ngoại lai[1] tiêu cực cho các bên thứ ba - một tác động đặc biệt nghiêm trọng trong hệ sinh thái Ethereum.


  1. Ảnh hưởng ngoại lai, trong kinh tế học, là ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động của một chủ thể kinh tế này và tác động trực tiếp tới chủ thể kinh tế khác (nghĩa là không thông qua cơ chế thị trường). ↩︎

Tuy nhiên, thực tế là việc định giá dưới mức cân bằng thị trường rất phổ biến cho thấy rằng phải có một số lý do thuyết phục tại sao người bán lại làm điều đó. Quả thật vậy, các nghiên cứu về chủ đề này trong vài thập kỷ qua đã chỉ ra rằng hành động này của người bán là để giúp họ đạt được một số mục tiêu nhất định. Và vì vậy, cần đặt câu hỏi: làm thế nào để giúp người bán đạt được mục đích của mình một cách công bằng, hiệu quả hơn và ít gây hại hơn?

1. Việc bán với giá thấp hơn giá cân bằng thị trường đem lại hiệu quả thấp và ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực

Nếu người bán bán một mặt hàng với giá thị trường hoặc thông qua một cuộc đấu giá, một người thực sự muốn món hàng đó có một con đường đơn giản để có được nó: họ có thể trả giá cao hoặc nếu đó là một cuộc đấu giá, họ có thể đặt giá thầu cao. Nếu người bán bán mặt hàng đó với giá thấp hơn giá thị trường, thì cầu sẽ vượt quá cung, do đó một số người sẽ mua được mặt hàng đó còn những người khác thì không. Nhưng cơ chế quyết định ai sẽ nhận được mặt hàng không phải là ngẫu nhiên, và nó thường không phụ thuộc vào số lượng người muốn mặt hàng đó. Đôi khi, nó liên quan đến việc nhấp chuột nhanh hơn so với những người khác. Vào những thời điểm khác, nó liên quan đến việc thức dậy lúc 2 giờ sáng theo múi giờ của bạn (nhưng 11 giờ đêm hoặc thậm chí 2 giờ chiều theo giờ của người khác). Và vẫn có những thời điểm khác, nó chỉ biến thành một "cuộc đấu giá bằng các phương tiện khác" (không phải tiền), một cuộc đấu giá hỗn loạn hơn, kém hiệu quả hơn và chứa đầy những ảnh hưởng ngoại lai tiêu cực hơn nhiều.

Trong hệ sinh thái Ethereum, có rất nhiều ví dụ rõ ràng về điều này. Đầu tiên, chúng ta có thể nhìn vào cơn sốt ICO của năm 2017. Vào năm 2017, đã có một số lượng lớn các dự án tung ra các đợt chào bán coin ban đầu (ICO) và một mô hình điển hình là bán giới hạn: dự án sẽ đặt giá của token và mức tối đa cố định cho số lượng token mà họ sẵn sàng bán, và tại một thời điểm nào đó, việc bán hàng sẽ tự động bắt đầu. Khi số lượng token đạt đến giới hạn, việc bán hàng sẽ kết thúc.

Kết quả là gì? Trong thực tế, những lần bán hàng này thường sẽ kết thúc trong vòng 30 giây. Ngay sau khi (hay đúng hơn là ngay trước khi) đợt bán hàng bắt đầu, mọi người sẽ bắt đầu gửi giao dịch để cố gắng tham gia, đưa ra mức phí ngày càng cao để khuyến khích các thợ đào nhận giao dịch của họ trước. Việc bán hàng này được ví như một hình thức khác của đấu giá - ngoại trừ việc doanh thu sẽ rơi vào tay những thợ đào thay vì người bán token. Điều này dẫn đến những tác động cực kì tiêu cực, cụ thể là việc định giá quá cao mọi ứng dụng khác trên chuỗi trong khi bán hàng đang diễn ra.

Giao dịch đắt nhất trong đợt bán BAT đặt mức phí là 580,000 gwei, trả một khoản phí là 6,600 đô la để được bao gồm trong đợt bán.

Nhiều ICO sau đó đã thử các chiến lược khác nhau để tránh các cuộc đấu giá giá gas này; một ICO gây chú ý với việc đưa ra một hợp đồng thông minh kiểm tra giá gas của giao dịch và từ chối nếu nó vượt quá 50 gwei. Nhưng điều đó tất nhiên, không giải quyết được vấn đề. Những người mua muốn gian lận hệ thống đã gửi nhiều giao dịch, hy vọng rằng ít nhất một giao dịch sẽ được tham gia. Một lần nữa, một cuộc đấu giá dưới một hình thức khác, và lần này làm tắc nghẽn chuỗi thậm chí nhiều hơn.

Trong thời gian gần đây, ICO đã trở nên ít phổ biến hơn, thay vào đó là NFT và việc bán NFT. Thật không may, NFT không học được các bài học từ năm 2017; họ thực hiện bán hàng cung cấp cố định với số lượng cố định giống như các ICO đã làm. Kết quả là gì?

Và đây thậm chí không phải là lớn nhất; một số doanh số bán hàng của NFT đã tạo ra mức tăng đột biến về giá xăng lên tới 2000 gwei.

Một lần nữa, giá gas cao ngất ngưởng do người dùng tranh nhau bằng cách gửi phí giao dịch ngày càng cao để là người đầu tiên. Tiếp tục là một cuộc đấu giá dưới hình thức khác, định giá quá cao mọi ứng dụng khác trên chuỗi trong 15 phút, giống như trước đây.

2. Vậy tại sao đôi khi người bán lại bán thấp hơn giá cân bằng thị trường?

Bán ở mức dưới giá thị trường không còn là một hiện tượng mới, cả trong blockchain và những lĩnh vực khác, và trong nhiều thập kỷ đã có những bài báo , nghiên cứupodcast nói (và đôi khi là phàn nàn) về sự miễn cưỡng khi sử dụng hình thức đấu giá hay thiết lập giá ở mức cân bằng thị trường.

Nhiều lập luận rất giống nhau giữa các ví dụ trong blockchain (NFT và ICO) và các lĩnh vực khác (ví dụ như các nhà hàng và buổi hòa nhạc nổi tiếng). Điều mà mọi người quan tâm đặc biệt là sự công bằng, tất cả mọi người đều có thể tham gia mua và không để mất những người thực sự có nhu cầu hoặc tạo ra căng thẳng do bị coi là tham lam. Bài báo năm 1986 của Kahneman, Knetsch và Thaler là một giải trình hữu ích cho việc nhận thức về sự công bằng và lòng tham có thể ảnh hưởng đến những quyết định này như thế nào. Trong hồi ức của tôi về mùa ICO 2017, việc sử dụng các cơ chế giống như đấu giá không được khuyến khích cũng bởi mong muốn hạn chế lòng tham (tôi hầu như không nhớ quá rõ và không có nhiều nguồn, mặc dù tôi đã tìm thấy một liên kết đến một video parody không còn tồn tại, tạo ra một số loại so sánh giữa ICO dựa trên đấu giá và Đảng Công nhân Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức).

Bên cạnh vấn đề công bằng, cũng có những lập luận lâu năm cho rằng sản phẩm bán hết và có hàng xếp hàng dài chờ mua tạo ra sự nổi tiếng và uy tín, điều này làm cho sản phẩm có vẻ hấp dẫn hơn đối với những người khác. Chắc chắn, trong một mô hình tác nhân hợp lý, giá cao cũng có tác dụng tương tự như việc có hàng dài người xếp hàng chờ mua, nhưng trên thực tế, việc xếp hàng dễ thấy hơn nhiều so với giá cao. Điều này cũng đúng đối với các ICO và NFT cũng như đối với các nhà hàng. Ngoài việc các chiến lược này tạo ra nhiều giá trị tiếp thị hơn, một số người thực sự thấy rằng việc tham gia hoặc xem mọi người giành lấy một số cơ hội hạn chế trước những người khác sẽ khá thú vị.

Nhưng cũng có một số yếu tố đặc thù trong blockchain. Một lập luận về việc bán token ICO với giá thanh toán thấp hơn thị trường (và một lý lẽ quyết định trong việc thuyết phục nhóm OmiseGo áp dụng chiến lược bán giới hạn của họ) liên quan đến động lực phát hành token của cộng đồng. Quy tắc cơ bản nhất của quản lý cảm tính cộng đồng rất đơn giản: bạn luôn muốn giá sẽ tăng chứ không phải giảm. Nếu các thành viên trong cộng đồng đều "trong vùng xanh", họ hạnh phúc. Nhưng nếu giá giảm so với giá ban đầu họ mua, khiến họ bị lỗ ròng, họ trở nên không hài lòng và bắt đầu gọi bạn là kẻ lừa đảo và có thể tạo ra một hiệu ứng trên mạng xã hội dẫn đến việc mọi người khác gọi bạn là kẻ lừa đảo.

Cách duy nhất để tránh hiệu ứng này là đặt giá bán đủ thấp để giá thị trường sau khi ra mắt gần như chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng, làm thế nào để bạn thực sự làm được điều này mà không tạo ra động lực tăng tốc dẫn đến đấu giá bằng các phương tiện khác?

3. Một số giải pháp thú vị hơn

Đã là năm 2021 rồi, chúng ta có blockchain. Blockchain không chỉ chứa một hệ sinh thái tài chính phi tập trung mạnh mẽ mà còn chứa một bộ công cụ phi tài chính đang phát triển nhanh chóng. Blockchain cũng mang đến cho chúng ta một cơ hội độc nhất để thiết lập lại các chuẩn mực xã hội. Uber đã hợp pháp hóa việc định giá tăng vọt dù cho việc này luôn khiến các nhà kinh tế “la hét” vì không đạt được"tính hiệu quả"; chắc chắn, blockchain cũng có thể là một cơ hội tốt để hợp pháp hóa việc áp dụng những cơ chế mới. Và đương nhiên, thay vì loay hoay với không gian chiến lược một chiều là bán với giá ở mức dưới giá thị trường, chúng ta có thể sử dụng các công cụ nâng cao hơn để tạo một cách tiếp cận giải quyết trực tiếp hơn các vấn đề, với ít tác dụng phụ hơn.

Đầu tiên, hãy để chúng tôi liệt kê các mục tiêu. Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết các trường hợp (i) ICO, (ii) NFT và (iii) vé hội nghị (thực sự là một loại NFT) cùng một lúc; hầu hết các thuộc tính mong muốn được chia sẻ giữa ba trường hợp.

  1. Công bằng: không loại bỏ hoàn toàn quyền tham gia của những người có thu nhập thấp, hãy cho họ ít nhất một số cơ hội để tham gia. Việc bán token cũng có mục tiêu khá liên quan tuy không giống hoàn toàn. Đó là tránh sự tập trung tài sản ban đầu vào một số ít người và xây dựng cộng đồng chủ sở hữu token ban đầu đa dạng hơn.
  2. Không tạo ra các cuộc đua: tránh tạo ra các tình huống trong đó nhiều người đổ xô thực hiện cùng một hành động và chỉ một số ít người đầu tiên tham gia (đây là loại tình huống dẫn đến các cuộc đấu giá khủng khiếp mà chúng ta đã thấy ở trên).
  3. Không yêu cầu kiến ​​thức chi tiết về các điều kiện thị trường: cơ chế này sẽ hoạt động ngay cả khi người bán hoàn toàn không biết nhu cầu là bao nhiêu.
  4. Vui vẻ: một quá trình tham gia mua bán lý tưởng phải thú vị và có những đặc tính giống như trò chơi, chứ không phải gây khó chịu.
  5. Mang lại cho người mua lợi nhuận kỳ vọng tích cực: trong trường hợp token (hoặc NFT), người mua mong muốn thấy mặt hàng tăng giá hơn là giảm giá. Điều này có nghĩa là phải bán cho người mua với giá thấp hơn giá thị trường.

Chúng ta có thể bắt đầu bằng cách xem xét (1). Nhìn từ quan điểm của Ethereum, có một giải pháp khá rõ ràng. Thay vì tạo ra race condition[1], chỉ cần sử dụng một công cụ được thiết kế rõ ràng cho công việc: giao thức proof of personhood[2]. Dưới đây là một cơ chế được đề xuất nhanh chóng:


  1. Race condition là một tình huống xảy ra khi nhiều thread cùng truy cập và cùng lúc muốn thay đổi dữ liệu ↩︎

  2. giao thức proof of personhood là các loại cơ chế xác thực bảo vệ quyền riêng tư mới nhằm mục đích bảo vệ các mạng kỹ thuật số khỏi gian lận danh tính, có ý nghĩa chính trị và kinh tế sâu sắc ↩︎

Cơ chế 1: Mỗi người tham gia (được xác minh bằng tư cách cá nhân) có thể mua tối đa X đơn vị với giá P và nếu họ muốn mua nhiều hơn, họ có thể mua trong một cuộc đấu giá.

Có vẻ như nó đã đáp ứng rất nhiều mục tiêu: việc xác minh bằng tư cách cá nhân đem lại sự công bằng, nếu giá đấu giá cao hơn P, người mua có thể nhận được lợi nhuận kỳ vọng dương cho phần được bán thông qua cơ chế cá nhân, và phần đấu giá không yêu cầu người bán phải biết về mức độ nhu cầu. Nó có tránh tạo ra các cuộc đua không? Nếu số lượng người tham gia mua qua pool không cao, thì có vẻ sẽ tránh được. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu rất nhiều người tham gia đến nỗi mà pool không đủ lớn để cung cấp phân bổ cho tất cả họ?

Một ý tưởng giúp khắc phục điều này: khiến số tiền phân bổ cho mỗi người trở nên tự động.

Cơ chế 2: Mỗi người tham gia (được xác minh bằng tư cách cá nhân) có thể gửi tiền vào một hợp đồng thông minh để khai báo lãi suất cho tối đa X token. Cuối cùng, mỗi người mua sẽ được phân bổ min(X, N/số lượng người mua) token, trong đó N là tổng số tiền bán được thông qua pool cá nhân (một số số tiền khác cũng có thể được bán bằng cách đấu giá). Phần tiền đặt cọc của người mua cao hơn số tiền cần thiết để mua phân bổ của họ sẽ được hoàn lại cho họ.

Giờ đây, không có race condition bất kể số lượng người mua qua pool cá nhân là bao nhiêu đi chăng nữa. Cho dù nhu cầu cao đến đâu, việc canh để mua sớm cũng không còn đem lại lợi ích đáng kể như trước.

Đây là một ý tưởng khác, nếu bạn muốn cơ chế trò chơi của mình thông minh hơn và sử dụng các công thức bậc hai mới lạ.

Cơ chế 3: Mỗi người tham gia (được xác minh bằng tư cách cá nhân) có thể mua

X đơn vị với giá P ∗ X2, tối đa là C token cho mỗi người mua. C bắt đầu ở một số thấp, và sau đó tăng lên theo thời gian cho đến khi bán đủ số đơn vị.

Cơ chế này có tính chất đặc biệt thú vị là nếu bạn đang tạo token quản trị (vui lòng không làm điều đó; đây hoàn toàn là lời khuyên giảm tác hại), số lượng phân bổ cho mỗi người mua về mặt lý thuyết là tối ưu, mặc dù tất nhiên là chuyển giao sau bán sẽ làm suy giảm tính tối ưu này theo thời gian. Cơ chế 2 và 3 có vẻ như đều thỏa mãn tất cả các mục tiêu trên, ít nhất là ở một mức độ nào đó. Chúng không nhất thiết phải hoàn hảo và lý tưởng, nhưng chúng có điểm khởi đầu khá tốt.

Có một vấn đề còn lại. Đối với NFT có nguồn cung hạn chế và cố định, bạn có thể gặp vấn đề là số lượng mua cân bằng cho mỗi người tham gia là phân số ( có lẽ việc đặt số lượng người mua > N trong cơ chế 2 và việc đặt C = 1 trong cơ chế 3 đã dẫn đến cầu vượt quá cung). Trong trường hợp này, bạn có thể bán các mặt hàng theo phân số bằng cách đưa ra vé số: nếu có N mặt hàng được bán, thì nếu bạn đăng ký, bạn có cơ hội N/số lượng người mua mà bạn sẽ thực sự nhận được mặt hàng đó và nếu không, bạn sẽ được hoàn lại tiền. Đối với một hội nghị, các nhóm muốn đi cùng nhau có thể được phép gom vé số của họ để đảm bảo tất cả thắng hoặc tất cả thua. Cơ hội chắc chắn có được mặt hàng mình muốn sẽ được bán trong cuộc đấu giá.

Một chiến thuật mũ xám nhẹ nhàng thú vị cho vé hội nghị là ngụy tạo pool đang được bán theo giá thị trường như là cấp dưới cùng của "tài trợ". Bạn có thể thấy một loạt các khuôn mặt của người dân trên bảng tài trợ, nhưng ... có lẽ điều đó ổn? Rốt cuộc, EthCC đã có gương mặt của John Lilic trong hội đồng tài trợ của họ!

Trong tất cả những trường hợp này, cốt lõi của giải pháp rất đơn giản: nếu bạn muốn công bằng với mọi người, thì cơ chế của bạn nên có một số công cụ để mọi người một cách rõ ràng. Các giao thức proof of personhood sẽ thực hiện điều này (và nếu muốn, có thể kết hợp với các Zero Knowledge Proof[1] để đảm bảo quyền riêng tư). Được rồi, chúng ta nên tận dụng những lợi ích hiệu quả của việc định giá dựa trên thị trường và đấu giá, cũng như những lợi ích bình đẳng của cơ chế chứng minh tư cách cá nhân và kết hợp chúng lại với nhau.


  1. Zero Knowledge Proof là một phương pháp được sử dụng trong mật mã để chứng minh rằng chúng ta biết một kiến thức nào đó nhưng không tiết lộ thông tin đã biết một cách trực tiếp. Về cơ bản, nó cho phép thông tin cá nhân được giữ bí mật trong một cuộc trao đổi. ZKP là bằng chứng gián tiếp cho phép bạn chứng minh bạn biết một bí mật mà không bao giờ tiết lộ bí mật cho bất kỳ ai khác. Bạn chỉ chứng minh rằng bạn đang nói sự thật ↩︎

4. Câu trả lời cho một số câu hỏi thường gặp

Hỏi: Có phải rất nhiều người thậm chí không quan tâm đến dự án của bạn sẽ mua mặt hàng thông qua kế hoạch quân bình và ngay lập tức bán lại nó không?

Trả lời: Ban đầu, có lẽ là không. Trên thực tế, những meta game như vậy cần có thời gian để xuất hiện. Nhưng nếu điều này xảy ra, một trong những biện pháp giảm thiểu có thể áp dụng là khiến họ không thể giao dịch được trong một khoảng thời gian. Điều này thực sự hiệu quả vì danh tính proof of personhood không thể trao đổi đươc: bạn luôn có thể sử dụng khuôn mặt của mình để xác nhận rằng tài khoản trước đó của bạn đã bị tấn công, ngoài ra, danh tính của bạn, bao gồm mọi dữ liệu cũ trong đó, sẽ được xác nhận và chuyển sang tài khoản mới.

Hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi muốn làm cho mặt hàng của mình có thể truy cập không chỉ với mọi người nói chung mà còn với một cộng đồng cụ thể?

Trả lời: Thay vì dùng proof of personhood, hãy sử dụng token bằng chứng tham gia được kết nối với các sự kiện trong cộng đồng đó. Một giải pháp thay thế bổ sung, cũng phục vụ cả giá trị bình quân và trò chơi, là khóa một số mục bên trong các giải pháp cho một số câu đố được xuất bản công khai.

Hỏi: Làm sao chúng ta biết mọi người sẽ chấp nhận điều này? Con người thường hay chống lại các cơ chế mới kỳ lạ.

Trả lời: Rất khó để khiến mọi người chấp nhận một cơ chế mới mà họ thấy kỳ lạ nếu chỉ bằng cách để các nhà kinh tế học viết bản thuyết minh về việc họ "nên" chấp nhận nó vì "tính hiệu quả" (hoặc thậm chí là "sự công bằng"). Tuy nhiên, những thay đổi nhanh chóng trong bối cảnh đã tác động lớn tới việc thiết lập lại kỳ vọng của mọi người. Vì vậy, nếu có bất kỳ thời điểm nào thích hợp để thử điều này, thì blockchain chính là thời điểm đó. Bạn cũng có thể đợi "metaverse", nhưng rất có thể phiên bản tốt nhất của metaverse sẽ chạy trên Ethereum , vì vậy bạn cũng có thể bắt đầu ngay bây giờ.


Đây là dự án cá nhân của người viết với mục đích tổng hợp lại suy nghĩ về công nghệ từ nhiều lập trình viên xuất sắc và biên soạn lại thành những bài viết của riêng mình về công nghệ blockchain. Mỗi một bài viết sẽ là một bài luận riêng về các chủ đề khác nhau trong công nghệ blockchain. Đây là cách học tốt nhất mà mình biết trong việc củng cố khả năng ghi nhớ cũng như độ hiểu biết về bất kì một chủ đề nào đó.

Tất cả credit của bài viết này xin gửi tới Vitalik Buterin - nhà sáng lập Ethereum.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.