Blockchain là gì? Ý tưởng ra đời của Blockchain

Có sự nhầm lẫn rằng Blockchain là công nghệ duy nhất trong Bitcoin, tuy nhiên Bitcoin được tạo nên bằng cách sử dụng một chuỗi các công nghệ mật mã khác kết hợp với Blockchain.

Vậy thì...

1. Blockchain là gì?

Blockchain là một công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hoá vô cùng phức tạp, tương tự cuốn sổ cái kế toán của một công ty, nơi mà tiền mặt được giám sát chặt chẽ. Trong trường hợp này Blockchain là một cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Blockchain sở hữu tính năng vô cùng đặc biệt đó là việc truyền tải dữ liệu không đòi hỏi một trung gian để xác nhận thông tin.

Hệ thống Blockchain tồn tại rất nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin mà không đòi hỏi “dấu hiệu của niềm tin”. Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Đây là một hệ thống bảo mật an toàn cao trước khả năng bị đánh cắp dữ liệu. Ngay cả khi một phần của hệ thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và các nút khác sẽ tiếp tục bảo vệ thông tin và giữ cho mạng lưới tiếp tục hoạt động.

Nói ngắn gọn, Blockchain là một loại dữ liệu, một cách lưu trữ những hồ sơ giao dịch và giá trị.

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ bên dưới:

1. Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
2. Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.
3. Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận[1] (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.


  1. Các cơ chế đồng thuận trong Blockchain ↩︎

Trên góc độ kinh tế có thể gọi là một sổ cái kế toán, hay một cơ sở dữ liệu chứa đựng tài sản, hay một cấu trúc dữ liệu, mà dùng để ghi chép lại lịch sử tài sản giữa các thành viên trong hệ thống mạng ngang hàng.

Trên góc độ kỹ thuật đó là một phương thức bất biến để lưu trữ lịch sử các giao dịch tài sản.

Trên góc độ xã hội đó là một hiện tượng, mà dùng để thiết lập niềm tin bằng quy tắc đồng thuận giữa các thành viên trong một hệ thống phân cấp

2. Ý tưởng ra đời của Blockchain

Bắt nguồn từ bài toán Các vị tướng Byzantine (Byzantine Generals) trong ngành khoa học máy tính và xử lý đường truyền tin cậy trong một hệ thống phân cấp.

Bài toán các vị tướng Byzantine

Nội dung bài toán mô tả:

Một đạo quân đi chiếm thành và các vị tướng nằm ở nhiều vị trí khác nhau. Trong đó có N tướng trung thành muốn chiếm thành và M tướng phản bội muốn rút binh, một tướng phản bội truyền tin cho một nhóm là tấn công và truyền tin cho nhóm khác là rút binh. Vậy làm sao để các tướng có thể nhất quán thông tin và cùng nhau chiếm thành? Chỉ cần một sơ xuất trong việc truyền tin có thể khiến cả đạo quân có thể bị tiêu diệt.
Nếu đồng loạt tấn công vào thành thì sẽ chiến thắng, bằng không tất cả sẽ bị tiêu diệt

Bài toán Các vị tướng Byzantine này vẫn chưa ai có thể đưa ra lời giải. Do đó chúng ta cần phải có một bên thứ ba để xây dựng lòng tin. Ví dụ như trong bài toán trên, cần có một bên thứ ba đứng ra làm thoả thuận để các tướng lĩnh ký tên vào, nếu vị tướng nào làm trái thoả thuận sẽ bị trừng phạt. Bên thứ ba đảm bảo cho việc chiếm thành của các vị tướng là đồng loạt, bởi vì các tướng có thể không tin nhau nhưng bắt buộc phải tin tưởng tuyệt đối vào bên thứ ba này.

Đây là ý tưởng mở đầu cho một hệ thống Blockchain có thể giúp các vị tướng tin tưởng nhau hơn.

3. Vấn Đề Niềm Tin Và Blockchain

Trong quá khứ, mọi tài sản giá trị hoặc các giao dịch đều được lập biên bản đưa vào kho dữ liệu, người ta dựa vào bên thứ ba như ngân hàng, chính phủ hoặc công ty để lưu trữ thông tin này. Mọi người tin tưởng rằng ngân hàng sẽ không trộm tiền của họ vì ngân hàng chịu sự quy định của chính phủ, và nếu một ngân hàng phá sản, họ hy vọng rằng chính phủ sẽ bảo đảm khoản ký gửi của họ được an toàn.

Hãy thử tưởng tượng tình huống khi thiếu tổ chức đáng tin cậy trong giao dịch.

Giả dụ rằng bạn sở hữu một cửa hàng và ai đó giao cho bạn mẩu giấy có viết "Tôi nợ anh 100.000đ" kèm theo chữ ký của họ. Họ nói với bạn rằng nếu bạn mang mẩu giấy đó tới cửa hàng khác, bạn có thể dùng để mua sản phẩm giá 100.000đ tại đó.

Liệu bạn có tin họ không?

Đáp án có lẽ là không, nhưng đó chính là điều chúng ta đang làm mỗi ngày với tiền giấy. Một tờ tiền 100.000đ chỉ là một tờ giấy với dòng "Tôi nợ anh 100.000đ" kèm xác nhận từ chính phủ. Bạn chấp nhận và sử dụng tiền giấy gần như hằng ngày và tin tưởng rằng các cửa hàng sẽ chấp nhận, rồi họ lại tin tưởng những người bán khác cũng chấp nhận và cứ thế tiếp diễn.

Còn Blockchain mang đến tiềm năng to lớn tại những quốc gia mà người ta không tin vào ngân hàng, tổ chức, chính phủ, tiền tệ hoặc người khác.

Blockchain và Ngành tài chính
Công nghệ Blockchain tiếp tục tái định nghĩa không chỉ cách thức địa hạt giao dịch vận hành mà còn nền kinh tế tài chính toàn cầu nói chung.

Ngay cả ở Mỹ nơi hệ thống tài chính ổn định và phát triển nhất thế giới, nhiều tổ chức tài chính to lớn cũng phá sản trong cuộc Đại khủng hoảng tài chính. Các công ty tài chính hàng trăm năm tuổi sụp đổ gần như trong một đêm kéo theo tiền gửi cả đời của nhiều người bị mất trắng.

Ngân hàng Lehman Brothers
Tháng 12/2010, chiếc biển Lehman Brothers được mua với giá 42.050 bảng trong một phiên đấu giá các tài sản tại Christie’s - đây cũng là những gì còn lại của ngân hàng thành lập năm 1844 sau cuộc khủng hoảng năm 2008.

Năm 2015, tại Hy Lạp, một quốc gia đã phát triển và một thành viên của khối liên minh EU, các ngân hàng đóng băng toàn bộ tài khoản ký gửi và chỉ cho phép chủ tài khoản rút khoảng 70 đô mỗi ngày từ các máy rút tiền tự động.

Có lựa chọn nào dành cho người gửi tiền ngoài các công ty và ngân hàng đáng tin cậy mà họ đang đặt lòng tin? Giấu toàn bộ tiền mặt dưới đệm gối? Nếu ai đó phát hiện ra khoản tiết kiệm giấu trong nhà, bạn sẽ có nguy cơ bị trộm mất; nếu nhà của bạn bắt lửa, bạn có nguy cơ mất toàn bộ tiền vì vụ cháy.

Nếu ngân hàng có thể bị phá sản và chính phủ có thể đóng băng các khoản rút tiền từ ngân hàng tại Mỹ cũng như châu Âu, vậy làm sao những người sống ở các quốc gia kém phát triển, kém ổn định hơn có thể tin tưởng vào ngân hàng và chính phủ của họ?

Đáp án đơn giản là họ không thể tin vào những tổ chức đó.

Cơ sở dữ liệu trung tâm và các tổ chức hoạt động chỉ khi tồn tại niềm tin vào hệ thống pháp lý, luật định, chính phủ, tài chính và con người. Dù mọi yếu tố trên đều đáng tin cậy, niềm tin đôi khi vẫn bị phản bội vì người ta bị mất tiền bạc và tài sản.

Một cơ sở dữ liệu trung tâm được xây dựng trên Blockchain, loại bỏ sự cần thiết của các cơ sở dữ liệu và tổ chức trung tâm. Mọi cá nhân trong Blockchain có thể quan sát và kiểm nhận giao dịch, giúp đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy.

Niềm tin là cốt lõi của Blockchain, tạo nên hệ thống tín nhiệm giữa các cá nhân mà không cần tổ chức trung gian liên quan đến giao dịch.

Blockchain cho phép mọi người giao dịch mọi giá trị. Đó có thể là những cuốn sách, nhưng cũng có thể là bất động sản, cổ phiếu, tài liệu điện tử và gần như mọi thứ khác.

Trong bài viết sau, chúng ta sẽ đi sâu vào chi tiết kèm các ví dụ về việc Blockchain hoạt động chính xác như thế nào.

Blockchain hoạt động như thế nào?
Thay vì một bộ phận chịu trách nhiệm công nhận toàn bộ các giao dịch và duy trì độ chính xác của cơ sở dữ liệu, nhiệm vụ này được chia sẻ với cả mạng lưới. Tất cả các thành viên kết nối với mạng lưới đều có quyền lên tiếng nhận định một giao dịch có nên được chấp nhận vào chuỗi hay không.

4. Tựu Chung Lại:

  • Blockchain giống cơ sở dữ liệu, là một hình thức lưu trữ hồ sơ giá trị và giao dịch. Gần như mọi thứ đều có thể được lưu trữ trên Blockchain.
  • Đa phần các giao dịch ngày nay giữa mọi người đều đòi hỏi một đơn vị trung gian đáng tin cậy, có khả năng bảo mật và tạo điều kiện để giao dịch thuận lợi như ngân hàng và các tổ chức tài chính.
  • Công nghệ Blockchain loại bỏ sự cần thiết của một đơn vị trung gian, cho phép mọi người giao dịch trực tiếp với nhau.
  • Hàng tỷ người trên thế giới sống ở những quốc gia nơi mà họ không thể đặt lòng tin vào các đơn vị trung gian như ngân hàng, chính phủ và hệ thống pháp luật trong việc thực hiện giao dịch cũng như lưu trữ chính xác hồ sơ. Blockchain đặc biệt hữu dụng trong những trường hợp này vì có thể cung cấp độ tin cậy và đảm bảo cho mọi người khi họ giao dịch với nhau.
  • Bitcoin là một hệ thống xây dựng trên nền tảng Blockchain. Blockchain không phải là hệ thống xây dựng trên nền tảng Bitcoin.
  • Bitcoin chủ yếu được sử dụng để thanh toán. Hệ thống xây dựng trên nền tảng Blockchain có khả năng ứng dụng rộng rãi để chuyển giao mọi loại giá trị.

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.