Tiền điện tử Bitcoin là gì? Giải thích dễ hiểu

Một bitcoin là một đơn vị tiền tệ kỹ thuật số của Bitcoin, giống như đô la, bản thân nó không có giá trị. Nó có giá trị vì chúng ta đồng ý trao đổi hàng hóa, dịch vụ để đổi lấy một lượng tiền lớn hơn dưới dự kiểm soát của chúng ta và chúng ta tin rằng người khác cũng sẽ làm như vậy.

Để theo dõi lượng Bitcoin mỗi người trong chúng ta sở hữu, blockchain sử dụng một sổ cái – file kỹ thuật số – theo dõi tất cả các giao dịch của Bitcoin.

1. Bitcoin là gì?

Bitcoin là một mạng lưới tiền mã hóa; đồng tiền này có thể được dùng để thanh toán điện tử trong các giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ tương tự các loại tiền truyền thống khác như đồng đô la Mỹ hay Việt Nam đồng.

Tuy nhiên, không giống như các loại tiền tệ khác, Bitcoin không được tạo ra hay được kiểm soát bởi chính quyền trung ương. Bitcoin mang đặc tính phi tập trung, có nghĩa là nó không chịu sự kiểm soát của ngân hàng trung ương, chính phủ, công ty hay tổ chức nào.

Bitcoin được chuyển trực tiếp từ người này sang người khác mà không cần sự tham gia của các ngân hàng hay các trung gian tài chính. Những đồng bitcoin được tạo ra và được chuyển giao bởi một mạng lưới gồm hàng ngàn máy tính có kết nối với mạng Bitcoin trên khắp thế giới. Đặc biệt, bitcoin có thể được gửi qua Internet tới người khác giống như gửi email.

Ngày nay, chúng ta không còn phải lo nghĩ việc gửi email quốc tế nữa vì chẳng khác gì so với hình thức gửi email cho ai đó cùng văn phòng. Giờ đây, khi Bitcoin dần trở nên phổ biến, việc chuyển tiền quốc tế chẳng khác nào một giao dịch chuyển tiền tại địa phương.

2. Ai tạo ra Bitcoin?

Bitcoin được tạo ra bởi một lập trình viên hoặc một nhóm người ẩn danh, được biết đến với cái tên là Satoshi Nakamoto. Hiện nay, danh tính thực sự của Satoshi Nakamoto vẫn chưa được biết đến.

Sự xuất hiện của Bitcoin dựa trên một công trình nghiên cứu trước đây về mật mã học và tiền điện tử. Cụ thể, vào năm 2009, Satoshi Nakamoto đã cho xuất bản một chuyên luận nhan đề Bitcoin: A Peer-to-Peer Electronic Cash System (tạm dịch: Bitcoin: Hệ thống tiền điện tử ngang cấp).

Bitcoin được tạo ra với vai trò một đồng tiền điện tử với đầy đủ chức năng và một hệ thống thanh toán dựa trên nền tảng về toán học và mật mã học. Bitcoin được thiết kế để không bị kiểm soát bởi bất kỳ cơ quan chính phủ, ngân hàng hay cơ quan trung ương nào cả.

Lịch sử ra đời của Blockchain và Bitcoin
Năm 2008, Satoshi Nakamoto đăng một bài luận trên mạng Internet có nhan đề Bitcoin: A Peer-to-peer Electronic Cash System. Bài viết này đưa ra kiến thức tổng quan về sự hình thành Bitcoin và khối các giao dịch kết nối trong chuỗi.

3. Ai kiểm soát Bitcoin?

Trước hết, phải nói rằng, Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất cứ tổ chức nào.

Các lập trình viên máy tính tới từ khắp nơi trên thế giới làm việc cùng nhau trong mạng lưới Bitcoin, tuy nhiên, các quyết định về việc thay đổi điều gì đó đều do toàn bộ mạng lưới quyết định. Bên cạnh đó, mọi người từ khắp nơi trên thế giới đóng góp công suất tính toán của họ vào quá trình xử lý giao dịch trên mạng lưới Bitcoin.

Nhìn chung, các giao dịch được xử lý và được tạo thành bởi phần lớn các thành viên trong mạng lưới. Điều này gần như khiến cho không có bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào có thể thao túng các giao dịch, bởi vì các giao dịch phải được xác nhận bởi phần lớn các thành viên trong mạng lưới. Sự giám sát của nhóm này giữ cho mạng lưới luôn bảo mật và an toàn đồng thời kiểm soát các giao dịch diễn ra.

Đặc biệt, để có thể xâm nhập trái phép và giành quyền kiểm soát mạng lưới Bitcoin, phải kiểm soát được đồng thời hơn 50% số máy tính. Điều này đòi hỏi lực lượng tội phạm phải tấn công hàng ngàn máy tính cùng một lúc, và việc này hầu như không thể thực hiện được với quy mô hiện tại của mạng lưới Bitcoin.

Nhược điểm của công nghệ Blockchain
Có rất nhiều đồn thổi xoay quanh khả năng của các hệ thống dựa trên nền tảng Blockchain. Blockchain chỉ là một hình thức dữ liệu mới, không phải một giải pháp quyền năng như thường bị phóng đại.
Nội dung về Tấn công quá bán của mạng lưới Bitcoin

Bên cạnh đó, mã Bitcoin là mã nguồn mở, vì vậy mọi người đều có thể quan sát và thực hiện những thay đổi mang tính chất cải tiến đối với Bitcoin. Khi một sự thay đổi được đề xuất, thì đề xuất này sẽ được gửi đến toàn mạng lưới Bitcoin. Tiếp theo, các máy tính có kết nối với mạng lưới Bitcoin sẽ thực hiện hoạt động bỏ phiếu chấp thuận hay từ chối sự thay đổi đó. Nếu đa số ủng hộ thì sự thay đổi sẽ được thực hiện bởi các lập trình viên.

Một khi sự thay đổi được thực thi, một phiên bản mới của phần mềm Bitcoin được hình thành. Những người đã kết nối với mạng Bitcoin có thể quyết định nâng cấp phần mềm hoặc giữ lại phiên bản cũ. Nếu có một số lượng đủ lớn những người trên mạng lưới thực hiện nâng cấp phiên bản phần mềm Bitcoin, thì sự thay đổi đó sẽ được chấp nhận bởi phần lớn các thành viên trong mạng lưới.

Lưu ý:
Có thể xảy ra hiện tượng mạng lưới bị chia tách do khác biệt quan điểm về sự thay đổi trên phần mềm, trong đó một phần mạng lưới đồng ý thay đổi và nâng cấp phần mềm nhưng một phần khác kiên trì giữ phiên bản cũ. Nếu có đủ số người tách ra từ mạng lưới chính, thì điều này có thể dẫn đến sự xuất hiện đồng thời hai phiên bản khác nhau của Bitcoin cùng với hai loại tiền tệ riêng biệt. Đây được gọi là phân nhánh cứng (Hard Folk). Hard fork là một bản cập nhật của hệ thống Blockchain sẽ gây xung đột với phiên bản cũ, điều này dẫn đến từ một hệ thống Blockchain bị chia thành hai hệ thống.

4. Tính phi tập trung của Bitcoin

Hiện nay, khi bạn thực hiện một giao dịch, bạn sẽ phải nhờ đến một ngân hàng hay một tổ chức trung gian tài chính.

Tiền trong tài khoản ngân hàng của bạn được ngân hàng giữ. Ngân hàng sẽ kiểm soát tiền của bạn, và tính phí đối với số tiền đó.

Trong khi đó, Paypal không phải ngân hàng, nó vừa là một trung gian tài chính, vừa là một mạng lưới thanh toán. Paypal sẽ tính phí và giữ tiền hộ bạn, chức năng giống như một tài khoản ngân hàng.

Chúng ta tin tưởng gửi tiền tiết kiệm vào các ngân hàng và trung gian tài chính. Chúng ta tin tưởng rằng những tổ chức ấy an toàn, chịu sự kiểm soát của pháp luật và sẽ không xảy ra chuyện bị sụp đổ hay trộm mất tiền của chúng ta. Chúng ta cũng tin rằng danh tính của chúng ta là những thông tin cá nhân được bảo mật và luôn an toàn.

Sự tin tưởng đó của chúng ta thường đi kèm với mức phí giao dịch cao tùy theo tình hình biến động của ngân hàng hay tổ chức tài chính. Cụ thể, ở những nước có hệ thống tài chính và pháp luật đã phát triển và ổn định, bạn có thể chỉ phải trả một khoản phí nhỏ để đổi lấy sự đảm bảo an toàn cho việc bạn tin tưởng vào một tổ chức tài chính lớn khi đặt tiền tại đó.

Tuy nhiên, đối với hàng tỷ người trên thế giới, họ không thể tin tưởng vào ngân hàng, chính phủ hay hệ thống pháp luật sở tại. Họ không có niềm tin đối với các tổ chức theo mô hình tập trung hoặc các hệ thống pháp luật trong việc bảo vệ họ. Hơn nữa, nguy cơ xảy ra những hành vi phạm pháp cũng có thể khiến cho hoạt động giao dịch trực tiếp giữa mọi người gặp rủi ro. Và tại những quốc gia xảy ra tình trạng này, Bitcoin cho phép mọi người giữ tiền của họ ở những nơi nằm ngoài sự kiểm soát của các hệ thống theo mô hình tập trung, và cho phép mọi người giao dịch trực tiếp với nhau, cộng thêm độ rủi ro thấp hơn so với giao dịch bằng vàng, đá quý hay tiền mặt.

Mạng lưới Bitcoin không có trung gian tài chính. Những khoản tiền được chuyển trên mạng lưới trực tiếp từ người này sang người khác. Chúng được truyền gửi qua mạng lưới Bitcoin, nhưng mạng lưới Bitcoin không bị kiểm soát bởi bất cứ tổ chức nào. Mạng lưới Bitcoin bao gồm hàng ngàn máy tính trên thế giới làm việc cùng nhau để xử lý và lập hồ sơ giao dịch trên Blockchain của Bitcoin.

Trong trường hợp của trung gian tài chính, ví dụ, nếu ai đó tấn công Paypal, kẻ đó có thể truy cập dữ liệu và tiền của tất cả các khách hàng của Paypal. Trong khi đó, tính chất phi tập trung của mạng lưới Bitcoin đồng nghĩa với việc không tồn tại máy chủ trung tâm hay cơ sở dữ liệu nào cả. Theo đó, để kiểm soát được toàn bộ mạng lưới, một kẻ tấn công sẽ phải kiểm soát đồng thời hơn 50% số máy tính trong mạng lưới Bitcoin cùng một lúc.

Thêm vào đó, việc thao túng một giao dịch trên sổ cái Bitcoin phi tập trung là gần như không thể. Bởi vì, các giao dịch, liên tục được kiểm tra và đối chiếu với tất cả các giao dịch, được gửi đến hàng ngàn máy tính để xác nhận tính hợp lệ. Với những hệ thống theo mô hình tập trung, người ta sẽ phải dựa vào một tổ chức trung gian để thực hiện hoạt động kiểm nhận này. Trong khi đó, cấu trúc phi tập trung của Bitcoin đồng nghĩa với hàng ngàn chiếc máy tính sẽ thực thi hoạt động kiểm nhận này để xác thực tính hợp lệ của giao dịch giữa mọi người với nhau.

Với những trung gian tài chính truyền thống, các tài khoản ngân hàng có thể bị đóng băng, tài sản có thể bị tịch thu và việc chuyển tiền có thể bị hạn chế. Trong khi đó, đặc điểm phi tập trung đồng nghĩa với việc chính phủ hay các tổ chức tài chính không thể kiểm soát hay nắm giữ các khoản tiền của bạn. Đặc biệt, trong trường hợp một máy tính trên mạng lưới Bitcoin ngừng hoạt động, thì vẫn còn hàng ngàn máy tính sở hữu một bản sao chuẩn xác của Blockchain Bitcoin tiếp tục hoạt động.

5. Tựu chung lại

Một trong những công nghệ nền tảng của Bitcoin là mật mã học, bao gồm việc mã hóa các thông điệp hoặc thông tin bằng các đoạn mã, do đó những thông tin truyền tải sẽ được ẩn với tất cả mọi người, ngoại trừ những người có quyền truy cập.

Bitcoin được biết đến như là đồng tiền điện tử – tiền mã hóa (cryptocurrency) đầu tiên được chấp nhận trên toàn cầu, từ “cryptocurrency” là sự kết hợp của từ “cryptography” (mật mã) và “currency” (tiền tệ). Nhìn chung, tầm quan trọng của mật mã học trong cách thức Bitcoin hoạt động sẽ được giải thích ở bài viết bên dưới.

Nguyên lý hoạt động và mã hóa của Blockchain
Để đi sâu hơn vào cốt lõi của công nghệ blockchain, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nguyên lý hoạt động cũng như nguyên lý mã hóa của công nghệ này.

Đừng quên đăng ký Otis Report - Nơi cung cấp và cập nhật nhanh nhất mọi thông tin vĩ mô và phương pháp đầu tư tăng trưởng với giá trị vượt thời gian.

Hãy đăng ký và tham gia các nhóm, channel của Otis Report dưới đây để được thảo luận cùng các chuyên gia và nhiều Otiser khác:

Bạn đã đăng ký thành công Otis Report
Xác minh thành công! Giờ đây, bạn đã có toàn quyền truy cập vào tất cả nội dung cao cấp của Otis Report.
Lỗi! Không thể đăng ký. Liên kết không hợp lệ.
Chào mừng trở lại! Bạn đã đăng nhập thành công.
Lỗi! Không thể đăng nhập. Vui lòng thử lại.
Thành công! Tài khoản của bạn đã được kích hoạt hoàn toàn, bây giờ bạn có quyền truy cập vào tất cả nội dung.
Lỗi! Kiểm tra Stripe thất bại.
Thành công! Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.
Lỗi! Cập nhật thông tin thanh toán không thành công.